Bà Nguyễn Thị Thanh Dung – Chủ tịch Hội đồng thành viên của An Phú cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ngành nghề kinh doanh chính của An Phú là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Trong phiên giao dịch hôm 18/5, thị trường cũng xuất hiện giao dịch thảo thuận đúng bằng số cổ phiếu An Phú mua vào với tổng giá trị chuyển nhượng gần 335 tỷ đồng. Nhiều khả năng đây là giao dịch của An Phú.

Trước đó, An Phú đã tăng vốn thành công từ 500 tỷ lên 900 tỷ đồng với 3 thành viên góp vốn là Công ty TNHH Thương mại sản xuất Phúc Kim (22,22% vốn), Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ sản xuất An Thịnh (66,67%) và bà Nguyễn Thị Lan Phương (11,11%).

Bên cạnh An Phú, Công ty TNHH Thương mại ô tô Thành Công cũng gom mạnh cổ phiếu HTM. Hôm 23/5, công ty ô tô Thành Công đã mua 19,8 triệu cổ phiếu HTM (23/5). Sau đó vài ngày, doanh nghiệp này lại gom thêm 7,8 triệu cổ phiếu (28/5) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 15,31% ứng với 27,6 triệu cổ phiếu.

Hôm 4/5, hơn 75,4 triệu cổ phiếu HTM chính thức niêm yết trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.900 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, IPO của “đại gia đất vàng” đã rất “hút” khách vì có tới 344 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua cổ phần Hapro với tổng khối lượng lên đến gần 92,5 triệu đơn vị, cao hơn gần 22% lượng chào bán; và có 2 nhà đầu tư tổ chức muốn mua 700.000 cổ phiếu.

Hapro là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nhưng lợi thế lớn nhất, hấp dẫn nhà đầu tư của Hapro lại nằm ở lượng "đất vàng" khổng lồ mà tổng công ty này đang nắm giữ.

Sau cổ phần hóa, Hapro tiếp tục quản lý và sử dụng cơ sở nhà, đất tại 96 địa điểm ở Hà Nội, 18 địa điểm ngoài Hà Nội và 6 địa điểm khác đang nằm trong quy hoạch bàn giao.

Lộ diện công ty thu mua gần 32 triệu cổ phiếu của Hapro - Hình 1

Ảnh minh họa

Một loạt "đất vàng" của Hapro có thể kể đến như: dự án TTTM, văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng hợp tác với Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI có diện tích đất 1.624 m2; Tòa nhà trụ sở Hapro 15 tầng, 1 tầng mái, 2 tầng hầm tại 11B Cát Linh có diện tích đất 2.933 m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng 7 tầng nổi, 1 tầng hầm có diện tích đất 618 m2.

Cùng với đó là các dự án mới xây dựng Trung tâm Thương mại Hapro số 38-40 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm với diện tích hơn 571 m2; dự án mới xây Trung tâm Thương mại Hapro tại 160 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân có diện tích 860,7 m2; Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình, quận Thanh Xuân với diện tích hơn 3.100 m2; Trung tâm Thương mại Dịch vụ Sóc Sơn, huyện Đông Anh với diện tích 6.169 m2.

Khu đất D2 Giảng Võ, quận Ba Đình với diện tích 1.230 m2; Khu đất số 135 Lương Đình Của, quận Đống Đa với diện tích hơn 1.000 m2; khu đất số 11-13 Thành Công, quận Ba Đình với tổng diện tích hơn 700 m2; khu đất C12 Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân với diện tích lên tới 1.780 m2; khu đất số 6 Cầu Bươu, huyện Thanh Trì với diện tích trên 4.100 m2.

Đặc biệt, khu đất tại Xuân Nộn, huyện Đông Anh có diện tích lên đến hơn 19.000 m2, Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam, quận Hoàng Mai với diện tích "khủng" 37.716 m2; Khu công nghiệp Thực phẩm Hapro, huyện Gia Lâm với diện tích hơn 326.000 m2; Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh với diện tích 72.700 m2.

Dự án Điểm đỗ xe Hải Bối, huyện Đông Anh có diện dích trên 14.000 m2; Khu nhà ở và khu phụ trợ - cụm công nghiệp Hapro, huyện Gia Lâm có diện tích trên 352.000 m2.

Tại các tỉnh thành khác, Hapro cũng sở hữu loạt khu đất có diện tích hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn m2.

Bảo Ngọc T/h