Theo đó, năm 2017 giá trị xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam lên tới hơn 18 tỷ USD, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy Việt Nam đang không ngừng lớn mạnh ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị thiệt hại khoảng 700 triệu USD/năm do vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Gia tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn trong nước. Ảnh: Minh họa
Các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần lưu ý kiểm soát chặt hơn nữa thị trường thực phẩm nội địa bởi thực tế cho thấy đã có sự gia tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ở trong nước; người tiều dùng Việt Nam cũng muốn biết rõ hơn về nguồn gốc thực phẩm.
Điều này có nghĩa, Việt Nam cần chú trọng tới tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, có chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ các đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn. Song, điều quan trọng là làm cho người tiêu dùng tin vào sản phẩm và chấp nhận mức giá cao hơn để khuyến khích người nông dân tạo ra sản phẩm an toàn.
Diễn đàn An toàn thực phẩm quốc tế lần thứ 7 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đây là nơi các chuyên gia của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu thảo luận về các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn và thông lệ trong quản lý an toàn thực phẩm.
Diễn đàn năm nay, được tổ chức với chủ đề Thực phẩm an toàn hơn, kinh doanh tốt hơn. Nội dung tập trung vào các kinh nghiệm đầu tư vào thực phẩm an toàn và xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm.
PV