Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Minh bạch để phát triển bền vững

Nhân dịp Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, người viết bài này, muốn đề cập đến một vấn đề nghe qua có vẻ đơn giản, song thực hiện lại vô cùng khó khăn. Đó là: Làm thế nào để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN được liêm chính, minh bạch?

Minh bạch để phát triển bền vững - Hình 1Các DN nghiêm túc – đem lại niềm vui cho xã hội

Tháng 4/2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có phát động 1 tháng hành động để thực hiện việc liêm chính kinh doanh ở các DN, đây chính là một việc khẩn thiết đề nghị các DN có thể ngay từ ngày mai thực hiện một cách công khai, minh bạch và hành động quyết liệt, BCĐ liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã nhấn mạnh vấn đề này. Minh bạch cũng là mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, theo thống kê thì hiện nay tại không ít DN diễn ra rất nhiều dạng như hối lộ, tiêu cực trong tuyển dụng, ém nhẹm thông tin, báo cáo kế toán thống kê sai lệch với thực tế... Tiêu cực còn lan vào cả các cơ quan phòng chống tham nhũng, hải quan, công an kinh tế, quản lý thị trường...

Theo VCCI, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, giảm chi phí cho DN như giảm bớt “cơ chế xin - cho”, giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Song theo khảo sát 180 DN tại Hà Nội và TP. HCM, có 55% DN cho rằng liêm chính, minh bạch gắn liền với những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức và quy phạm pháp luật, hạn chế những tiêu cực trong quá trình vận hành DN. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 29% DN triển khai chính sách liêm chính, minh bạch. DN được nghe về vấn đề này chỉ có 54% và 43% không biết đến.

Cũng theo báo cáo trên, 68% DN tư nhân phải chi hoa hồng để có hợp đồng với DNNN, trong số đó, có 70% DN họ cho là tự nguyện, 60% cho rằng chi phí không chính thức sẽ tốt hơn cho DN, 57% cho rằng chi phí không chính thức tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các DN.

Trong lĩnh vực lưu thông phân phối, cũng có một số vấn đề cần làm rõ về sự minh bạch: Đã có nhiều tập hợp một cách tương đối đầy đủ về những biểu hiện trong mối quan hệ giữa nhà cung ứng và một số các nhà bán lẻ. Cụ thể: Ép chiết khấu, chi phí tạo mã, phí đầu kệ, ép giá bán, thanh toán chậm không có lý do... đến nỗi nhiều DN chán nản vì khó khăn đưa hàng vào khâu bán lẻ, điều này làm tổn hại đến việc lưu thông, tiêu thụ hàng Việt trên thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho các hàng hóa của Thái Lan và các nước thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra: Liệu có phải luật hóa mối quan hệ mua bán trên thị trường Việt Nam hay không; cơ chế giám sát như thế nào để không bị ép giá, ép cấp, gây thua thiệt trước hết đối với nhà sản xuất hàng Việt và các nhà cung ứng hàng hóa khác vào thị trường tiêu dùng?

Những hành động không minh bạch, o ép trên phải được lên án và phải được xử lý một cách nghiêm minh, DN nào làm ăn tử tế hai bên đều thắng sẽ được biểu dương, khen thưởng.

Chúng ta mong muốn tiến tới một hình thức thương mại công bằng ở Việt Nam thì nhất thiết phải công khai minh bạch, các chi phí, lợi nhuận trong quan hệ giao dịch, mua bán hàng hóa, minh bạch doanh thu, nộp thuế với nhà nước một cách thường xuyên ở các DN, cũng như sự đồng thuận của các hiệp hội bán lẻ Việt Nam.

Nhân dịp 13/10, nếu có những hành động thực sự vào cuộc của các ngành, các cấp và sự quyết tâm của một chính phủ liêm chính, chắc chắn việc minh bạch hóa các mối quan hệ kinh tế trong xã hội sẽ được thiết lập một cách bình đẳng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước một cách nhanh và bền vững. Các DN nghiêm túc, các nhà buôn chân chính sẽ phấn khởi làm ăn, đem lại niềm vui cho xã hội.

Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ năm 2024
Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ năm 2024

Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý sẽ diễn ra từ tháng 4/2024 đến tháng 11/2024.

Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá
Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá

Tối nay (20/4), Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, nhiều nơi xuất hiện gió giật mạnh khiến cây gãy đổ, một số nơi còn ghi nhận mưa đá như Ứng Hoà, Gia Lâm.

Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phố tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp thành phố.

Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/4, tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, Hội Nhãn khoa thành phố tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương
Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương

Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.