Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Minh bạch tên gọi các loại sữa

Trên thị trường, các sản phẩm sữa còn nhập nhèm về tên gọi. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, đã đến lúc cần minh bạch tên gọi các loại sữa để người chăn nuôi không chịu thiệt thòi, ngành sữa nâng cao chất lượng, NTD không nhầm lẫn.

THCL Trên thị trường, các sản phẩm sữa còn nhập nhèm về tên gọi. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, đã đến lúc cần minh bạch tên gọi các loại sữa để người chăn nuôi không chịu thiệt thòi, ngành sữa nâng cao chất lượng, NTD không nhầm lẫn.

Minh bạch tên gọi các loại sữa - Hình 1

“Ma trận” sản phẩm

Trên thị trường, tồn tại nhiều loại sữa. Ngoài sữa bột còn có các loại sữa na ná giống nhau như sữa tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi, sữa tươi nguyên chất... Đây được coi là một kiểu thiếu “sòng phẳng” với NTD.

Chị Nguyễn Thị Thu (Cổ Nhuế, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không biết tại sao có tên gọi sữa tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi… NTD khi mua sữa thường chọn sản phẩm có thương hiệu, chứ nhìn vỏ bao bì thấy loại nào cũng giống nhau”.

Quy định về tên gọi sản phẩm sữa hiện nay, đang gây khó hiểu và nhầm lẫn cho NTD, trong khi bao bì hướng dẫn sử dụng sản phẩm lại rất chung chung, nhập nhèm. Theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành, có tới 7 loại sản phẩm sữa nước; còn trên thị trường, NTD hầu như chỉ biết đến 2 loại là sữa tươi và sữa bột. Với cách gọi tương tự nhau, nhiều người hiểu lầm sữa bột pha lại là sữa tươi.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Thực tế, công tác quản lý đối với sản phẩm sữa gặp những bất cập, bởi lẽ mỗi bộ quản lý một mảng riêng: Sữa tươi nguyên liệu, thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT quản lý; sữa chế biến, sữa bột, sữa công thức thuộc quản lý của Bộ Công thương; sữa có thêm các vi chất lại do Bộ Y tế quản lý.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận: Với “ma trận” các loại sữa trong bối cảnh giá sữa thế giới đang giảm; thiếu chính sách minh bạch hóa về ghi nhãn bao bì, đồng nghĩa với việc bảo hộ DN sản xuất sữa nước từ sữa bột nguyên liệu. Hậu quả, không chỉ tốn một lượng lớn ngoại tệ đi NK sữa bột về, mà còn đẩy người chăn nuôi bò sữa vào hoàn cảnh sữa tươi sản xuất ra không bán được hoặc tiêu thụ chậm.

Ông Ngô Minh Hải, Phó TGĐ Tập đoàn TH true Milk lên tiếng: “Dù đã đầu tư bài bản, nghiêm túc với tâm niệm trở thành một nhà cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp, “vì sức khỏe cộng đồng”, nhưng từ lâu, DN chúng tôi nhận thấy còn nhiều cản trở”.

Minh bạch tên gọi

Khái niệm “sữa tiệt trùng” dùng để chỉ các sản phẩm sữa dạng lỏng, chế biến từ sữa bột, hoặc sữa bột cộng với một phần sữa tươi là khái niệm chưa chính xác.

Sữa tiệt trùng chỉ phản ánh được phương pháp xử lý nhiệt trong công nghệ chế biến, không phản ánh được xuất xứ nguyên liệu đầu vào (là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm).

Tháng 7/2015, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (Khóa XIII) đã tổ chức Hội nghị giám sát chuyên đề “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và sữa tươi dạng lỏng”. Hội nghị đã kết luận nêu rõ hướng sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa: Yêu cầu Bộ Y tế phải sửa đổi tên gọi “sữa tiệt trùng” thành “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại” theo thông lệ chung của quốc tế.

Mặc dù vậy, cho đến nay, sau gần 2 năm kể từ khi Bộ Y tế lấy ý kiến về sửa đổi quy chuẩn, trên thị trường, tên gọi sản phẩm sữa vẫn không có bất cứ sự thay đổi nào?

Được biết, trong một văn bản gần đây gửi cơ quan chức năng, quan điểm của Bộ Y tế là vẫn giữ nguyên khái niệm sữa như hiện nay với lý do “e ngại việc thay đổi sẽ gây xáo trộn sản xuất, kinh doanh làm tăng chi phí của DN liên quan đến việc thay đổi bao bì, nhãn sản phẩm”.

Tại Hội nghị giám sát chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về ATVSTP (6/3), Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay, những loại sữa đang bán trên thị trường, gọi tên “sữa tiệt trùng” là không thể chấp nhận được, không có cơ sở khoa học, nhưng chỉ vì lợi ích của DN trong việc tốn chi phí đã in bao bì sản phẩm nên vẫn còn tồn tại.

“Đã đến lúc, chúng ta phải minh bạch tên gọi các loại sữa để mang lại lợi ích cho nông dân và ngành sữa phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu sữa Việt Nam. Nếu chỉ vì tốn chi phí in ấn bao gói khi thay đổi, Bộ Y tế có thể kéo dài thêm 1 năm cho DN chuẩn bị, tiêu thụ hết các bao gói đã in. Chúng tôi sẽ xử lý rất nhanh, không thể kéo dài như 2 năm vừa qua”, ông Cường khẳng định.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.