Nhiều tuyến đường ngập sâu

Mưa lớn từ đêm 22/9 đến sáng 23/9 đã khiến nhiều tuyến đường giao thông tại thành phố Vinh ngập sâu trong nước.

Nhiều tuyến phố tại Thành phố Vinh ngập sâu trong nước.
Nhiều tuyến phố tại Thành phố Vinh ngập sâu trong nước.

Những tuyến phố như: Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Duy Tân, Phạm Đình Toái, Đại lộ Lê Nin, Lý Thường Kiệt, Lê Hoàn, Hồng Bàng, Nguyễn Văn Cừ, Dương Vân Nga, Đinh Công Tráng, Lê Hồng Phong... chìm sâu trong nước.

Điều này đã gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân, đồng thời khiến nhiều xe máy, ô tô bị chết máy giữa đường.

Xe ô tô cứu hộ hoạt động hết công suất để kịp thời đưa các phương tiện ngập, chết máy ra khỏi khu vực ngập lụt.
Xe ô tô cứu hộ hoạt động hết công suất để kịp thời đưa các phương tiện ngập, chết máy ra khỏi khu vực ngập nước.

Để đảm bảo cho người dân và phương tiện giao thông qua lại, lực lượng chức năng đã phải dùng rào chắn và cảnh báo nguy hiểm, đồng thời cấm các phương giao thông qua lại các khu vực này.

Tại chợ Đầu mối - chợ nông sản khu vực phía Tây chợ Vinh cũng không tránh khỏi tình trạng ngập lụt.

Các tiểu thương đưa nông sản lên cao hạn chế nước ngập, hư hỏng.
Các tiểu thương đưa hàng nông sản lên cao hạn chế nước ngập, hư hỏng.

Nước tràn vào ki-ốt làm mọi hoạt động buôn bán bị ngưng trệ. Dù nhiều tiểu thương đã cố gắng che chắn hàng hóa và kê đồ lên cao để tránh nước ngập, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Học sinh tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn

Trước tình hình này, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương chỉ đạo các trường học trên địa bàn theo dõi sát sao diễn biến mưa lũ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Nhiều tuyến đường gây ngập cục bộ ở nhiều tuyến đường.
Nhiều tuyến đường gây ngập cục bộ ở nhiều tuyến đường.

Các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở, vùng thấp trũng, trên đường đến trường, học sinh phải qua cầu, ngầm, tràn không đảm bảo an toàn, nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học tùy diễn biến của mưa lớn tại địa phương.

Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, trường hợp có học sinh ở lại tại trường, Sở yêu cầu các đơn vị quản lý chặt chẽ, không để các em tự ý ra khỏi khu vực trường trong thời điểm mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra.

Lực lượng chức năng đã phải rào chắn và cảnh báo nguy hiểm, đồng thời cấm các phương giao thông qua lại các khu vực này.
Lực lượng chức năng đã phải rào chắn cảnh báo nguy hiểm, đồng thời cấm các phương giao thông qua lại các khu vực này.

Các trường tại khu vực hạ lưu thủy điện cũng được yêu cầu sẵn sàng phương án đối phó trong trường hợp nhà máy thủy điện phải xả lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên.

Bên cạnh đó, các trường học cũng cần chú ý đến việc bảo vệ cơ sở vật chất, như di dời thiết bị giảng dạy, tài liệu quan trọng đến nơi cao ráo, an toàn.

Các cây xanh trong khuôn viên trường cũng cần được cắt tỉa để tránh nguy cơ đổ gãy, đồng thời kiểm tra hệ thống điện và các phòng chức năng để phòng ngừa nguy hiểm có thể xảy ra trong mưa bão.

Lê Quyết