Tổng hợp các biến chứng gout nguy hiểm
Bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề trên khớp và thận. Cụ thể về các biến chứng của bệnh gout như sau:
Biến chứng trên khớp
Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong một thời gian dài mà không được điều trị sẽ dễ dẫn đến tích tụ các tinh thể urat tại khớp. Khi đó, khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến viêm và sưng tấy nặng. Lâu dần sẽ hình thành hạt tophi ăn mòn các mô xung quanh, sau cùng dẫn đến tổn thương sụn và phá hủy khớp.
Biến chứng trên thận
Biến chứng gout có thể gặp trên thận do tinh thể urat lắng đọng tại kẽ thận, niệu quản, bể thận. Các biến chứng của bệnh gout trên thận thường gặp đó là:
Sỏi thận: Biến chứng này xảy ra ở 10-20% người bệnh bị gout. Khi các tinh thể urat tích tụ quá nhiều sẽ gây đau nhói ở vùng lưng thận, đặc biệt là khi đi tiểu. Điều này làm cản trở chức năng thải trừ của thận.
Tổn thương thận: Theo thống kê, tỷ lệ người mắc đồng thời gout và bệnh thận mạn tính tăng dần theo số tuổi. Tuổi càng lớn, cơ thể càng khó đào thải acid uric dư thừa ra ngoài. Các tinh thể urat tồn tại ở thận trong một thời gian dài mà không được điều trị tốt sẽ gây suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
Các phương pháp điều trị gout hiệu quả
Để có hiệu quả điều trị tối ưu, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, người bệnh gout nên điều chỉnh chế độ ăn uống, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng thảo dược mỗi ngày. Dưới đây là các phương pháp cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp giảm nồng độ acid uric máu, cải thiện triệu chứng viêm, sưng đau khớp. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành cho người bệnh gout là:
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, cua, tôm, hàu... vì có thể khiến acid uric máu tăng cao.
Bổ sung protein qua các nguồn như thịt ức gà, thịt lợn nạc… vì những thực phẩm này chứa ít purin hơn.
Bổ sung rau xanh, trái cây như cam, dâu tây, súp lơ, rau bina... vì chúng tốt cho tiêu hóa đồng thời tăng khả năng thải trừ acid uric.
Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt... vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của gan và thải trừ của thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày, từ 2 - 3 lít, đặc biệt là nước khoáng kiềm giúp giảm lắng đọng tinh thể urat tại khớp.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc tây
Có 2 nhóm thuốc điều trị bệnh gout được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc cắt cơn đau khớp và thuốc giảm acid uric máu.
Thuốc cắt cơn đau gout
Nhóm thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau gout cấp tính, thường dùng đó là:
Colchicin: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị giảm đau gout. Ngoài ra, colchicin còn được dùng để dự phòng gout cấp tái phát. Nên bắt đầu sử dụng colchicin với liều thấp nhất vì thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận...
Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs): Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau nhanh và có thể kết hợp cùng với colchicin để tăng cường hiệu quả. Cần thận trọng khi dùng NSAIDs cho các đối tượng như người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, người cao tuổi, suy giảm chức năng gan...
Thuốc corticoid: Các thuốc nhóm này có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều rất hạn chế và ngắn ngày do có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như phù, phát ban, đục thủy tinh thể...
Thuốc giảm acid uric trong máu
Trong trường hợp nồng độ acid uric máu không thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc tây. Dưới đây là 2 nhóm thuốc giúp giảm acid uric máu thường dùng:
Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric: Nhóm thuốc này có cơ chế gây ức chế enzyme Xanthine Oxidase (XO). Đây là enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dị hóa purin trong cơ thể. Khi enzyme này được ức chế sẽ ngăn ngừa quá trình tổng hợp acid uric, từ đó làm giảm nồng độ chất này trong máu. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Allopurinol, Febuxostat…
Nhóm thuốc tăng thải trừ acid uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 nếu người bệnh không đáp ứng tốt với nhóm thuốc trên. Có 2 thuốc quen thuộc trong nhóm tăng thải trừ acid uric được chấp thuận đưa vào điều trị, đó là Probenecid và Benzbromarone.
Sử dụng TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ kiểm soát bệnh gout hiệu quả
Có thể thấy, các phương pháp điều trị gout kể trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Thấu hiểu những khó khăn của người bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Hoàng Thống Phong có thành phần từ thảo dược để hỗ trợ điều trị gout an toàn, hiệu quả.
Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với ba kích, nhàu, hoàng bá, nhọ nồi… giúp giảm nồng độ acid uric máu, giảm triệu chứng đau do gout và hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thận. Đặc biệt, Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả trên lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
88,9% người bệnh dùng Hoàng Thống Phong có nồng độ acid uric máu giảm về mức bình thường.
96,4% người bệnh dùng Hoàng Thống Phong hết sưng đau khớp sau 3-4 ngày.
Trong quá trình nghiên cứu, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu.
Hoàng Thống Phong là sản phẩm được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất. Nhờ đó mà tồn dư hóa chất còn trong dược liệu được loại bỏ hoàn toàn, an toàn hơn với sức khỏe người dùng. Thêm vào đó, hàm lượng hoạt chất được chiết xuất ra tăng lên, giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh gout.
Có thể thấy, gout là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, người bệnh nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên sử dụng Hoàng Thống Phong mỗi ngày để hết sưng đau, khỏi mau bệnh gout nhé.
Thanh An
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.