Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ mua thêm 100 triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna

Tổng thống Donald Trump thông báo hôm 11.8 rằng, chính phủ Mỹ sẽ mua 100 triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người.

Thỏa thuận 100 triệu liều vaccine COVID-19 mRNA-1273 cho chính phủ Mỹ đã được Moderna ra thông cáo thông tin cùng ngày. Theo đó, thỏa thuận trị giá 1,53 tỉ USD và sẽ cung cấp cho chính phủ liên bang phương án mua tới 400 triệu liều bổ sung, NBC News đưa tin.

Đây là thỏa thuận thứ 2 của Mỹ để mua 100 triệu liều vaccine COVID-19 trong vòng chưa đầy 2 tuần, sau thỏa thuận với Sanofi và GlaxoSmithKline cuối tháng 7.

Trước thỏa thuận này, Mỹ đã đầu tư 955 triệu USD vào việc phát triển vaccine của Moderna, nâng tổng số tiền đầu tư của Mỹ lên 2,48 tỉ USD, thông cáo của Moderna nêu rõ.

Vaccine COVID-19 của Moderna đang thử nghiệm giai đoạn cuối trên người. Trong giai đoạn này, vaccine sẽ được kiểm tra tính hiệu quả và an toàn khi thử trên 30.000 tình nguyện viên. Trước đó, công ty có trụ sở tại Massachusetts kỳ vọng có kết quả thử nghiệm vaccine COVID-19 sớm nhất vào tháng 10.

Mỹ mua thêm 100 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng mà Moderna đang phát triển. Ảnh: Getty.Mỹ mua thêm 100 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng mà Moderna đang phát triển. Ảnh: Getty.

Thỏa thuận của chính phủ Mỹ với vaccine COVID-19 của Moderna tiếp sau các thỏa thuận tương tự mà Mỹ đã tiến hành với vaccine tiềm năng của các công ty dược phẩm lớn như Pfizer, Johnson&Johnson và các nhà sản xuất thuốc khác.

“Chúng tôi đang đầu tư vào việc phát triển và sản xuất 6 vaccine ứng viên hàng đầu để đảm bảo cung cấp nhanh chóng. Quân đội đã sẵn sàng lên đường, sẵn sàng cung cấp vaccine cho người Mỹ ngay khi vaccine được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) phê chuẩn toàn diện và chúng ta đang tiến rất gần tới sự phê chuẩn này" - ông Donald Trump thông tin trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng.

Theo The Hilll, khi thông báo về thỏa thuận 100 triệu liều vaccine COVID-19 với Moderna, ông Donald Trump cho biết trong ngày đã gặp lãnh đạo của sáng kiến Thần tốc nhằm phát triển vaccine. Thỏa thuận với Moderna trị giá khoảng 1,5 tỉ USD, nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ trả khoảng 15 USD cho mỗi liều vaccine COVID-19 và sau đó vaccine sẽ được cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân.

Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ (HHS) trước đó cho biết sẽ trả cho Pfizer và công ty công nghệ sinh học BioNTech 1,95 tỉ USD để sản xuất và phân phối 100 triệu liều vaccine COVID-19 do các hãng này sản xuất cùng với phương án mua thêm 500 triệu liều bổ sung. HHS sau đó cũng thông báo đã chi cho Johnson & Johnson hơn 1 tỉ USD để đặt 100 triệu liều vaccine và phương án mua thêm 200 triệu liều.

Trước đó, hôm 31.7, Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ cũng đạt được thỏa thuận lên tới 2,1 tỉ USD với Sanofi và GlaxoSmithKline để phát triển và cung cấp 100 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng kèm phương án mua thêm 500 triệu liều.

Những giao dịch này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm đẩy nhanh việc phát triển, sản xuất và phân phối vaccine COVID-19 cũng như phương pháp điều trị để chống virus SARS-CoV-2 trong chiến dịch Thần tốc (Warp Speed).

Trước đó trong ngày 11.8, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar chia sẻ với đài ABC rằng, chiến dịch Thần tốc đang được tiến hành để sản xuất "chục triệu liều vaccine theo tiêu chuẩn vàng của FDA vào tháng 12  và hàng trăm triệu liều khi bước sang năm mới".

Thỏa thuận mua 100 triệu liều vaccine COVID-19 tiềm năng được của Mỹ với Moderna được công bố trong bối cảnh Nga tuyên bố đã có vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới.

Theo người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia ở Mỹ Latin, Trung Đông và Châu Á, đã đề nghị hơn 1 tỉ liều vaccine COVID-19 mới được phê duyệt ở Nga.

Vaccine COVID-19 của Nga được đặt tên là "Sputnik-V", gợi nhớ tới việc Liên Xô lần đầu tiên phóng vệ tinh vào vũ trụ năm 1957.

Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu RDIF, thông tin hôm 11.8 rằng, Nga cùng với các đối tác đã chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi năm ở 5 quốc gia và có kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất thêm.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.