Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong 11 tháng đầu năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%).

Ảnh internet
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ có cơ hội tăng trưởng tốt. Ảnh internet.

Các doanh nghiệp bán lẻ trong các ngành hàng tiêu dùng, trang sức,... doanh thu bán lẻ từ đầu năm tới nay đã ghi nhận tăng mạnh. Masan, theo doanh nghiệp này, dựa trên kết quả hoạt động trong 9 tháng năm 2022 và đà tăng hiện tại, trên cơ sở so sánh tương đương, năm 2022 Masan dự kiến đạt doanh thu 75.000 - 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trước lợi ích phân bổ cho cổ đông không kiểm soát từ 4.800 - 5.500 tỷ đồng.

Thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự tăng tốc của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ do Vietnam Report thực hiện gần đây cũng cho thấy đến nay trên 53,8% số bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Sự hồi phục và tăng trưởng của ngành bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, bất chấp tình hình thế giới có nhiều bất ổn.

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ có cơ hội tăng trưởng tốt. Ảnh internet
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ có cơ hội tăng trưởng tốt. Ảnh internet.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích: Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng đã tác động đến tốc độ tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa. Có thể dự báo cả năm nay mức tăng trưởng của bán lẻ dịch vụ sẽ dao động trong khoảng 14 - 17%. Trong đó, sức mua của người tiêu dùng trong thời gian cuối năm sẽ tăng trưởng mạnh nhất có thể đóng góp 30 - 40% doanh số cả năm.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá, ở chiều tích cực, tăng trưởng doanh thu bán lẻ vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố như tăng trưởng thu nhập bình quân, cùng với đó là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng như các ngành nghề liên quan như vận tải, lưu trú... cũng như nỗ lực kiềm chế lạm phát đang phát huy tác dụng.

Thêm vào đó, dịp cuối năm người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay, sẽ tạo nên làn sóng mua sắm bùng nổ. Tâm lý tích cực của người tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ bán lẻ dễ dàng phục hồi và phát triển trong cả trung và dài hạn. Thị trường bán lẻ tăng tốc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng, kéo theo các đơn vị sản xuất phục hồi phát triển.

Ông Phùng Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Quản lý tài sản Vietnam Holdings Inc cho biết: Những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ sẽ có được tốc độ tăng trưởng tốt hơn giai đoạn vừa qua, vì nhu cầu chi tiêu dịp cuối năm của người dân nhiều khả năng tăng dần. Trong đó, nhóm phục vụ hàng tiêu dùng có cơ hội tăng trưởng cao, vì gắn với việc đẩy mạnh doanh số bán hàng, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Công Huy (t/h)