Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định: Sẽ có thêm 10 khu công nghiệp

Phát triển công nghiệp được xem là một trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Nam Định, qua đó đưa tỉnh này trở thành cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nam Định
Một góc TP. Nam Định, tỉnh Nam Định

Báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua (với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa) cho thấy, đến năm 2030, Nam Định sẽ có thêm 10 khu công nghiệp và 46 cụm công nghiệp mới, mở rộng 3 cụm công nghiệp đã có. Nếu kế hoạch này thành hiện thực, tổng diện tích các khu công nghiệp thành lập mới trong thời kỳ 2021 - 2030 sẽ gấp 1,3 lần diện tích hiện nay, diện tích các cụm công nghiệp thành lập mới gấp hơn 5 lần diện tích hiện nay.

Các con số trên phần nào thể hiện quyết tâm của Nam Định, khi xác định phát triển công nghiệp là một trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh. Kế hoạch tham vọng này nếu thành công, sẽ góp phần hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định là cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, là trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng và là điểm kết nối giao thương hàng hóa dịch vụ và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại.

Tuy nhiên, để làm được điều này là không dễ. Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Nam Định đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Nam Định chỉ ra rằng, quá trình phát triển của Nam Định có nhiều điểm nghẽn khi GRDP chỉ là 6,6% trong giai đoạn 2011 - 2020; cơ cấu kinh tế mất cân đối, độ mở liên kết vùng thấp, không thu hút được đầu tư có chất lượng, quy mô kinh tế dậm chân tại chỗ...

Ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cũng thừa nhận, ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng ở mức khá nhưng không có đột phá. Dù ngành này có bề dày phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, ít doanh nghiệp có quy mô lớn.

Làm rõ hơn định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định, đơn vị tư vấn cho biết, quan điểm của tỉnh là phát triển các ngành có lợi thế, tham gia chuỗi sản phẩm quốc gia và toàn cầu, phát triển công nghệ cao và xanh, phát triển mở để thu hút đầu tư sản xuất - kinh doanh. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 48,5 - 49% tổng GRDP của tỉnh, đến năm 2030 đạt 53,5 - 54,5% và tầm nhìn đến 2050 là 48 - 50%.

Về phương hướng phát triển, Nam Định tiếp tục duy trì các lĩnh vực truyền thống như dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, gia công kim loại, chế biến gỗ, công nghiệp thực phẩm, đồ uống… Bên cạnh đó, tỉnh cũng định hướng thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới như luyện thép, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản và dược liệu.

Đặc biệt, công nghiệp năng lượng tái tạo, gồm năng lượng gió, mặt trời, các nguồn năng lượng xanh không gây ô nhiễm, cũng là lĩnh vực mà Nam Định có rất nhiều tiềm năng. Tỉnh sẽ từng bước phát triển nguồn năng lượng sinh khối, với mục tiêu tận dụng các nguồn phế thải của nông nghiệp, làm sạch môi trường, tận dụng chi phí, từng bước hình thành nền kinh tế tuần hoàn.

Về không gian lãnh thổ, Nam Định sẽ tập trung đầu tư phát triển và quản lý đô thị theo hướng xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bản sắc rõ ràng..., nhằm đảm bảo các nguyên tắc: gần tương ứng, cân đối lãnh thổ, kết hợp các chuyên ngành theo lãnh thổ, có tập trung có phân tán, phù hợp với môi trường và an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Theo đó, tỉnh định hướng phát triển 4 trung tâm đô thị gồm: Đô thị trung tâm tỉnh (TP. Nam Định và thị trấn Mỹ Lộc); Đô thị Cao Bồ; Đô thị Rạng Đông - Thịnh Long và Đô thị Giao Thủy (thị trấn Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng). 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo gồm: Hành lang Quốc lộ 10 (TP. Nam Định - Cao Bồ); Hành lang cao tốc Bắc - Nam nối dài (Hà Nội - Cao Bồ - Rạng Đông); Hành lang quốc lộ ven biển (Ninh Bình - Rạng Đông - Giao Thủy - Thái Bình); Hành lang TP. Nam Định - Lạc Quần - Giao Thủy; Hành lang Cao tốc Ninh Bình - Thái Bình - Quảng Ninh.

Đánh giá cao báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, các chuyên gia phản biện cho rằng, với kịch bản phát triển mà tỉnh lựa chọn là phát triển nhanh và bền vững, Quy hoạch tỉnh Nam Định cần làm rõ hơn nội hàm phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đồng thời lưu ý việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với văn hóa xã hội và môi trường.

Theo baodautu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bộ Tài chính đề xuất Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có không quá 4 Phó Chủ tịch (quy định hiện nay không quá 3 Phó Chủ tịch).

TKV phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
TKV phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Với chủ đề "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng", "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024 tại Công ty cổ phầnThan Đèo Nai.

Chuẩn bị đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đi qua Nam Định, Thái Bình
Chuẩn bị đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đi qua Nam Định, Thái Bình

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỷ đi qua Nam Định và Thái Bình: Sẽ sở hữu 9 cây cầu, 5 nút giao dự kiến hoàn thành trong năm 2027.

Luật Đất đai 2024 được sớm đi vào cuộc sống sẽ có tác động gì với người dân và doanh nghiệp?
Luật Đất đai 2024 được sớm đi vào cuộc sống sẽ có tác động gì với người dân và doanh nghiệp?

Luật Đất đai có nhiều điểm có lợi cho người sử dụng đất, nếu Luật được ban hành sớm người dân sẽ hưởng lợi hơn, người dân có thể sử dụng quyền của người sử dụng đất, thế chấp, tặng cho, thừa kế, thực hiện các quyền tốt hơn.

Gia Lai triển khai kích cầu du lịch nội địa năm 2024
Gia Lai triển khai kích cầu du lịch nội địa năm 2024

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn 1045/UBND-KGVX về việc triển khai nội dung kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Giá vàng SJC vượt mốc 89 triệu đồng/lượng, người dân xếp hàng xuyên trưa chờ giao dịch
Giá vàng SJC vượt mốc 89 triệu đồng/lượng, người dân xếp hàng xuyên trưa chờ giao dịch

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức một số phiên đấu thầu vàng, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì lượng vàng cung ứng ra thị trường ít, do nhiều yếu tố. Nguồn cung trên thị trường vàng hạn chế, khiến giá vàng miếng SJC vẫn trên đà tăng “phi mã”.