Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 15,4% so cùng kỳ năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I/2025 có quy mô và tốc độ tăng so cùng kỳ năm trước và cao nhất trong giai đoạn 2021 - 2025. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I đạt 21.510 tỷ đồng (gấp 1,6 lần so quý I/2021 và tăng 14,9% so cùng kỳ năm 2024).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 19.042 tỷ đồng (chiếm 88,5% tổng mức và tăng 14,4% so cùng kỳ năm trước).

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.353 tỷ đồng (chiếm 6,3% tổng mức, tăng 21,2% so cùng kỳ năm 2024), trong đó, ngành lưu trú 79 tỷ đồng và 219 nghìn lượt khách (tăng 15,5% doanh thu và 13,7% lượt khách); ngành ăn uống đạt 1.274 tỷ đồng (tăng 21,5%).
Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 6 tỷ đồng và 9,3 nghìn lượt khách (tăng 24,6% doanh thu và 15,3% lượt khách); doanh thu dịch vụ khác ước đạt 1.109 tỷ đồng (chiếm 5,2% tổng mức và tăng 16,6% so cùng kỳ năm trước).
Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tháng 3 đạt mức tăng khá, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 680 triệu USD (tăng 96,1 % so với cùng kỳ năm 2024). Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 1.720 triệu USD (tăng 81,5% so cùng kỳ năm trước). Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 158 triệu USD.
Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 939 triệu USD (tăng 56,2% so cùng kỳ năm 2024), trong đó, khu vực Nhà nước đạt 7 triệu USD (tăng 44,0%); khu vực ngoài Nhà nước 224 triệu USD (tăng 30,0%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 708 triệu USD (tăng 66,9%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, máy vi tính, da giày và lâm sản.
Nhập khẩu hàng hóa: Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 781 triệu USD (tăng 125,5% so cùng kỳ năm 2024), trong đó, khu vực Nhà nước đạt 9 triệu USD (tăng 119,4%); khu vực ngoài Nhà nước 93 triệu USD (tăng 6,1%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 679 triệu USD (tăng 166,9%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất và gia công như nguyên phụ liệu may, máy vi tính, da và các mặt hàng liên quan, bông, xơ, sợi dệt.
Giá thịt lợn, giá gạo tăng; giá đồ trang sức tăng theo giá vàng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 trên địa bàn Nam Định tăng 0,01% so tháng trước và tăng 2,81% so cùng kỳ năm 2024. Bình quân quý I/2025, CPI tăng 3,22% so cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 0,01% của CPI tháng 3/2025 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng tăng giá; 2 nhóm hàng giảm giá và 2 nhóm hàng giá ổn định.
Hoạt động vận tải quý I đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, thúc đẩy lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vận chuyển hành khách tăng 3,5% và luân chuyển tăng 12,8%, do nhu cầu đi lại, lễ hội đầu xuân của người dân tăng so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh với hàng hóa vận chuyển tăng 15,5% và luân chuyển tăng 25,5%.
Quý I/2025, đời sống dân cư trên địa bàn Nam Định ổn định; công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp triển khai kịp thời, hiệu quả. Một số dịch bệnh có xu hướng tăng, nhưng được các cấp, ngành, địa phương của Nam Định kiểm soát kịp thời, hiệu quả. Ngành Giáo dục và đào tạo Nam Định duy trì thành tích cao tại các kỳ thi. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được duy trì. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Nguyễn Kiên