Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”Quang cảnh buổi tọa đàm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1.913.889 tỷ đồng (giảm 3,91% so với cùng kỳ năm 2019).

Hiện nay, Bộ Công Thương đang tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trương Thị Ngọc Ánh cho biết:

Cuộc vận động là một trong những giải pháp qua trọng, huy động được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân trong việc phát huy nội lực, đưa nền kinh tế phát triển. Hình thức tổ chức cuộc vận động phong phú, tạo sự quan tâm, hưởng ứng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần phục hồi nhanh và phát triển nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 đang là vấn đề được Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động và các Bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai cuộc vận động 10 năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo đó, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giả nhãn mác, đặc biệt là hàng nhập lậu không xuất xứ, giả nhãn mác hàng hóa Việt Nam đang là tình trạng đáng lo sợ cho người tiêu .

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, cần được duy trì và đổi mới phương thức hoạt động. Nếu theo tiêu chí giá rẻ mẫu mã đẹp, hàng Việt Nam sẽ không theo được hàng Trung Quốc, chúng ta cần đi theo hướng hàng hóa giá cả hợp lý nhưng chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần phải xử lý nghiêm tình trạng hàng hóa nước ngoài mượn nhãn hiệu Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý cùng nhau bản thảo các nội dung: Làm gì để nhân dân cả nước tiếp tục đồng hành, ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để khai thác nguồn khách hàng tiềm năng và thực hiện trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong nước; Giải nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đưa hàng hóa Việt Nam đến với người tiêu dùng nhiều hơn; bảo đảm ít nhất có 70% hàng hóa Việt Nam trong các siêu thị; Các giải pháp để tăng tỉ lệ đầu vào trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Nguyễn Kiên