Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng cao đạo đức, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Tổng cục Quản lý thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An nhấn mạnh: “Lực lượng quản lý thị trường có thể sai sót về mặt nghiệp vụ, nhưng không được sai về đạo đức”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An phát biểu

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng An ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của toàn lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động công tác 6 tháng đầu năm.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, kết quả đạt được qua số liệu cụ thể 6 tháng đầu năm: số vụ kiểm tra 39.384 vụ (tăng 17% so cùng kỳ), số vụ xử lý tăng 51,2%, số vụ chuyển cơ quan điều tra gần bằng cả năm 2022 đã thể hiện sự nỗ lực của toàn lực lượng này trong thời gian qua.

Trong 6 tháng đầu năm, xăng dầu là mặt hàng “nóng”, song, toàn lực lượng đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý kiểm tra và phát hiện nhiều vụ việc sai phạm, với số lượng hàng hóa lớn.

Bên cạnh đó, công tác hợp tác quốc tế cũng là “điểm sáng” nổi bật trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường trong nửa đầu năm. Theo đó, 6 tháng đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường đã thực hiện ký kết biên bản hợp tác với nhiều tổ chức, tập đoàn và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố. Theo ông Đặng Hoàng An, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan này đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đợt cao điểm để tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Những vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường đã được Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy vậy, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của lực lượng này trong công tác hoạt động, đó là.

Phạm vi, quy mô hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường rộng, nhưng nhiều lĩnh vực, địa bàn vẫn chưa quản lý chặt chẽ; có lúc, có nơi còn buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, thậm trí còn để xảy ra sai phạm trong đạo đức nghiệp vụ.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược…, lực lượng Quản lý thị trường vẫn chưa “chạm” được đến tận gốc rễ của vấn đề, các vụ việc kiểm tra, phát hiện chỉ là bề nổi, chưa đủ sức răng đe đối với các đối tượng vi phạm.

“Trong lĩnh vực này, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm 328 vụ, xử lý 233 vụ liên quan đến thương mại điện tử. Con số này còn quá khiêm tốn, trong khi thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh và đề nghị, thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường cả nước cần chú trọng, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới, để đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các vi phạm trong các lĩnh vực, ngành hàng này.

Để bảo đảm ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới, Thứ trưởng Đặng Hoàng An yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, toàn lực lượng phải nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung kiểm tra các địa bàn trọng tâm, nổi cộm, chú trọng các mặt hàng trọng điểm.

Hai là, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường phải giữ gìn đúng đạo đức công vụ. “lực lượng Quản lý thị trường có thể sai sót về mặt nghiệp vụ, nhưng không được sai về đạo đức”. Toàn lực lượng cần nâng cao đạo đức, nghiệp vụ để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ba là, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Từ cấp Cục, Vụ trưởng đến cấp Đội, Phòng... để kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Bốn là, tiếp tục chú trọng công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn lực lượng quản lý thị trường trên cả nước…

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 6 tháng đầu năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cơ bản đã được kiểm soát, do các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, trong những dịp cao điểm - giáp Tết, các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép lại nổi lên và diễn biến phức tạp. Các đối tượng buôn lậu sử dụng một số phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi như: không khai báo hoặc khai không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; hàng hoá vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh; mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua sàn giao dịch điện tử và vận chuyển về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là thuốc lá ngoại, đường cát, vải, hàng may mặc, rượu, hàng hóa tiêu dùng.

Trong thị trường nội địa, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc... vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà hàng hóa vi phạm sau khi qua biên giới được các đối tượng tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, hoặc tại nhà riêng. Sau đó các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh, hàng hóa, sau đó được vận chuyển qua các công ty bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận tay người tiêu dùng.

Tính từ ngày 15/12/2022 - 14/6/2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 39.384 vụ; phát hiện, xử lý 23.714 vụ vi phạm về hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thu nộp ngân sách nhà nước trên 226 tỷ đồng. Chuyển Cơ quan điều tra 118 vụ có dấu hiệu hình sự (gần bằng cả năm 2022).

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát đột xuất thường xuyên, định kỳ, 6 tháng đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện 110/216 cuộc thanh tra chuyên ngành (đạt 51%); tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 6,8 tỷ đồng (gồm cả tiền xử phạt vi phạm hành chính và số thu lợi bất hợp pháp).

Các cuộc thanh tra chuyên ngành tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xăng dầu - toàn ngành quản lý thị trường đã tiến hành thanh tra 72/86 cuộc (đạt 83,7%). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 5,8 tỷ đồng…

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.