Nâng tầm thương hiệu sản phẩm nông sản địa phương tỉnh Đắk Nông
Chương trình OCOP ("Mỗi xã một sản phẩm") được tỉnh Đắk Nông triển khai từ năm 2018, đã mang lại sức lan toả lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh. Các cơ sở, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Tận dụng lợi thế, phát triển các sản phẩm truyền thống địa phương
Nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng liên kết, tạo vùng nguyên liệu, cải tiến về chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP để phục vụ thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Tỉnh Đắk Nông có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Nhằm phát huy lợi thế này, tỉnh Đắk Nông không ngừng nỗ lực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương. Trong đó, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh đã và đang khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Nông với diện tích trên 130.000 ha, sản lượng 340.000 tấn/năm. Từ khi triển khai Chương trình OCOP, các nông dân, HTX, chủ thể nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của các mô hình tổ chức sản xuất, chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm cà phê. Đến nay, cà phê là sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP nhiều nhất với 17 sản phẩm.
Sau khi đạt chuẩn OCOP, các chủ thể chú trọng đến quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hái quả và chế biến cà phê; không ngừng nâng cấp, phát triển các sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Các chủ thể từng bước tìm ra hướng đi hợp lý trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, cho ra đời sản phẩm cà phê chất lượng cao.
Theo Giám đốc HTX Tin True Coffee - Ông Hồ Trọng Tín, để nâng cao giá trị sản phẩm và giá bán cho bà con, HTX tổ chức chế biến sâu nhằm cung cấp cho thị trường cà phê sạch và hướng tới xuất khẩu. Cách làm của HTX Tin True Coffee góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn giúp nâng tầm chất lượng và giá trị của cà phê Đắk Nông.
Bên cạnh cà phê, thì mắc ca giữ vị trí có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 60 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Trong đó, riêng hạt mắc ca có 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được nông dân phát triển trong những năm gần đây.
Nhận thấy tiềm năng, nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn và giá trị dinh dưỡng từ hạt mắc ca, nhiều cơ sở đã đầu tư máy móc chế biến hạt mắc ca cung cấp cho thị trường. Nhiều cơ sở chế biến mắc ca ra đời giúp người dân yên tâm gắn bó với cây trồng này và thu nhập cho nông dân cũng nâng lên. Việc bán mắc ca đã qua chế biến, có nhãn mác, thương hiệu đã giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất, tạo được chỗ đứng cho sản phẩm OCOP trên thị trường.

Từ khi chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn tỉnh, Tỉnh đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với chương trình OCOP. Kết quả, nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế dám nghĩ, dám làm, nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao giá trị thương hiệu, các sản phẩm OCOP.
Tiêu biểu như, sản phẩm cà phê bột Star của Công ty TNHH MTV Star Roastery của nhóm bạn trẻ Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Chung, Đặng Hữu Minh, thị trấn Đức An (Đắk Song); sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo, rượu đông trùng hạ thảo của anh Trần Văn Hồi (Đắk Song)... đều được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Nâng tầm giá trị gia tăng sản phẩm địa phương
Được triển khai từ năm 2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được người dân hưởng ứng tích cực và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, các sản phẩm OCOP ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, bắt mắt, mang đặc trưng cho địa phương.
Các sản phẩm OCOP không chỉ được bán với hình thức trực tiếp tại các chuỗi cung ứng OCOP, siêu thị… mà còn được bán qua sàn thương mại điện tử, mang lại doanh thu cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế; gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa,...
Đến nay, Đắk Nông đã có 60 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP hạng từ 3 – 4 sao. Bên cạnh đó có 2 sản phẩm đang được Sở NN&PTNT và chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham mưu UBND tỉnh trình Trung ương xem xét đánh giá 5 sao.
Chương trình OCOP là giải pháp trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới. Để cụ thể hoá Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 của Trung ương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 653 về việc thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Đắk Nông tiếp tục triển khai kế hoạch, giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản phẩm OCOP.
PV (T/h)
Tin mới
Quảng Ninh: Xuất khẩu tôm hùm tại cửa khẩu Móng Cái trở lại bình thường
Theo Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái, những ngày gần đây, lượng tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở cầu phao tạm km3+4 Hải Yên khoảng 30 tấn/ngày, nhằm phù hợp với điểu kiện thông quan, tránh ùn ứ hàng tại cửa khẩu.
Quảng Ninh: Lực lượng QLTT tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 26/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa tiến hành tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không có nhãn mác, thông tin nguồn gốc xuất xứ, tại địa bàn TP. Hạ Long.
Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa
Nhiều người nghĩ Tết Trung thu vốn từ Trung Quốc du nhập Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng người Việt đã có lễ hội trăng tròn mùa thu từ thời cổ đại, được khắc họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Bên cạnh đó, theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời vua Lê chúa Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ chúa.
Ngành công thương Hải Phòng đối thoại - giải đáp những vướng mắc cho doanh nghiệp
Hôm nay, ngày 26/9/2023, tại Hội trường cơ quan Sở Công Thương , lãnh đạo Sở đã đối thoại, giải đáp những vướng mắc, xem xét, giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu.
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Dịch bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... và một số địa phương khác, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Mỹ
Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.
Câu chuyện thương hiệu
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á
Gam màu sáng - tối mang thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á