# GDP
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngồi lại với nhau, rà soát kỹ, thống nhất số liệu
Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, chủ trì cuộc họp về số liệu thống kê và tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phải phối hợp tốt hơn nữa trong công tác thống kê, tính toán đầy đủ các yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế để các con số thực của nền kinh tế được phản ánh.
Thủ tướng: Không bộ, ngành nào được chủ quan, lơ là nhiệm vụ
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu, trong đó lưu ý quy mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu, định hướng.
VEPR: Kinh tế Việt Nam năm 2020 có thể đạt mức tăng trưởng 3,8%
VEPR cho rằng, khả năng cao nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 3,8% trong cho cả năm 2020. Ở một khả năng thấp hơn, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 2,2% do những diễn biến bất lợi của bệnh dịch.
Năm 2020: GDP dự báo thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây
Dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam gần như thấp nhất trong gần 30 năm qua, nhưng tăng trưởng vẫn dương, so với quốc tế Việt Nam vẫn có điểm sáng vì nhiều nước tăng trưởng âm.
Kinh tế Việt Nam: Kỳ vọng phục hồi nửa cuối năm
Theo nhận định của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, và sẽ phục hồi mạnh vào nửa cuối năm 2020.
Kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2020 liên tục biến động và dừng lại ở con số 4,19%, khá sát với chỉ tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Thành bại của nền kinh tế đều phải trông vào “lửa” nhiệt huyết
12 địa phương tăng trưởng âm, có những nơi dùng đến những đồng tích lũy cuối cùng hỗ trợ dân. Thời điểm này, đòi hỏi lãnh đạo chính quyền các cấp, các bộ, ngành phải sôi sục giải pháp, hăm hở xông pha như đầu nhiệm kỳ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy “thành, bại của nền kinh tế giờ đều phải trông vào “lửa” nhiệt huyết”.
Quý II/2020, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương dù thấp
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP quý II/2020 của Việt Nam vẫn tăng 0,36%. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh hưởng của COVID-19, GDP sụt giảm thấp nhất trong vòng 10 năm
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 - 2020 .
Thủ tướng: Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ
Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
Hà Nội: Có thể tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2020
Nhận định trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nêu ra tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các ban, bộ, ngành trung ương vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025 do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 23/6.
Lựa chọn đầu tư ngành kinh tế làm trụ cột để phát triển đột phá
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu lựa chọn đầu tư các ngành kinh tế văn - xã là trụ cột, là khâu đột phá để phát triển đất nước trong kế hoạch phát triển KT - XH thời gian tới và những năm tiếp theo.
Chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020
Tại Tờ trình số 290/TTr-CP ngày 11/6/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ trình Quốc hội trước mắt chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020.
Cần tạo đòn bẩy để giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ
Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và yếu vốn là điểm nghẽn không mới của nền kinh tế trong nước, tuy nhiên, trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, cần tạo đòn bẩy để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ.
Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tháng 6 cần tiếp tục khắc phục đại dịch Covid-19 để đất nước phục hồi bình thường. Chúng ta phấn đấu ở mức cao nhất hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.
Dự báo tác động của Hiệp định EVFTA đến tăng trưởng kinh tế
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể góp phần tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố khác.
WB nhận định thế nào về kinh tế Việt Nam thời hậu cách ly xã hội do Covid-19?
Việc thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc trong tháng 4 đã để lại những hậu quả kinh tế nặng nề, thể hiện qua các chỉ số kinh tế chủ đạo, WB phân tích.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt trên 5%
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức trên 5%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Phục hồi kinh tế với 5 mũi đột phá
Thủ tướng nêu rõ 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.
Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam trong Quý II/2020?
“Trước những tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế và quan trọng không kém, Chính phủ đã rất quyết đoán và hành động sớm”, Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế, khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam nhấn mạnh.