# nguồn nước
Hải Phòng: Hàng nghìn chiếc chân gà nổi lềnh phềnh trên mặt sông Đa Độ
Mấy ngày qua, thông tin phản ánh tình trạng trên mặt sông Đa Độ đoạn thuộc khu vực thôn Đại Điền, xã Tân Viên, huyện An Lão, phát hiện hàng trăm nghìn chiếc chân gà nổi lềnh phềnh trên mặt sông, bốc mùi hôi thối… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hải Phòng: Bảo vệ nguồn nước, đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân
Cùng với quá trình đô thị hóa, nguồn nước sạch đang bị đe dọa, tình trạng ô nhiễm ngày càng cao, rác thải nông thôn một số làng quê đang là vấn nạn nhức nhối. Các con sông cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch của Hải Phòng đều đang trong mức báo động về ô nhiễm.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt
Trước tình hình một số cơ sở cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt cho người dân không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1738/SYT-NVY đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước trên địa bàn TP.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khoảng 95% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường
Hện nay, chưa thu gom được nước thải, nước thải lẫn với nước mưa, khoảng 95% nước thải chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường, nhất là nước thải ở các làng nghề, các cụm công nghiệp...
Thực trạng ô nhiễm và giải pháp tổng thể cho nguồn nước
Vừa qua UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tổ chức hội thảo “Giải pháp Tổng thể về nguồn nước trong sinh hoạt và giới thiệu công nghệ Lining Thép không gỉ cho bể nước” - Sản phẩm hữu ích với người dân Việt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước và cuộc sống cho người dân.
Khẩn trương xây dựng Đề án chống ô nhiễm không khí
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, khẩn trương xây dựng Đề án chống ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Phải quy hoạch tài nguyên nước, nếu không, đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia căng thẳng về nguồn nước
Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được lập trong lĩnh vực tài nguyên nước, là định hướng tổng thể cho các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước.
Quy hoạch là quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước
Mục tiêu Quy hoạch nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt, lợ, mặn gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trước thực trạng nguồn nước đang suy thoái nặng nề, dự thảo Luật lần này cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước; đồng thời nghiên cứu quy định về tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên nước
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, cần rút kinh nghiệm từ các dự án thủy điện khi chuyển nước từ sông này sang sông khác mà không bảo đảm dòng chảy tối thiểu. Do vậy, dự thảo Luật lần này cần phải quy rõ về dòng chảy tối thiểu, nhất là các sông hồ liên quan đến các công trình thủy điện lớn.
Đề xuất 03 ưu tiên hợp tác để sáu nước Mekong-Lan Thương vươn lên mạnh mẽ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trước những chuyển đổi nhanh chóng và sâu sắc của kinh tế thế giới, để sáu nước Mekong-Lan Thương vươn lên mạnh mẽ, cần một tư duy mới toàn diện hơn, cùng cách tiếp cận toàn dân, toàn khu vực, toàn cầu và những giải pháp mới, quyết liệt, sáng tạo, đột phá.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước kiểm tra thực tế kết quả thực hiện Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc
Sáng 8/2, đồng chí Nguyễn Văn Khước, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra thực tế kết quả thực hiện Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc; công tác tổ chức đón Tết Nguyên đán tại Làng văn hóa kiểu mẫu Thụ Ích, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc. Cùng đi có đồng chí Trần Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giải mã việc cạn kiệt nguồn nước ở Suối Lương
Suối Lương nằm phía Nam hầm đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km. Suối Lương với phong cảnh hữu tình, làm mê đắm lòng người…nhưng lại đang cạn nước.
300 tấn cá nuôi lồng bè chết ở Hải Dương: Có ảnh hưởng nguồn nước?
Những ngày qua, một số lồng nuôi cá trên sông Thái Bình, thuộc địa phận các xã Tiền Tiến, phường Nam Đồng (TP. Hải Dương) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt với khối lượng khoảng 300 tấn và hiện con số này chưa dừng lại...
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.
Việt Nam kêu gọi thúc đẩy hợp tác, bảo vệ bền vững nguồn nước xuyên biên giới
Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác về bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, đảm bảo quản lý hiệu quả và công bằng các nguồn nước chung, duy trì môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển bền vững, ngăn ngừa xung đột.
Mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 2/5
Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Rừng đầu nguồn bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông…