# WB
WB nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 5,6% trong năm 2021, nhanh hơn 1,5 điểm% so với dự báo hồi tháng 1/2021.
World Bank: Nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu cao
Theo báo cáo của World Bank (Ngân hàng Thế giới), hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 5 cho thấy khả năng chống chịu cao với tốc độ tăng trưởng 1,6% (so với tháng trước) và 11,2% (so với cùng kỳ năm trước).
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam 321,5 triệu USD phục hồi kinh tế
Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt hai Chương trình Chính sách Phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD hỗ trợ chính quyền Trung ương và TP.HCM trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.
Suy giảm chạm đáy, kinh tế Việt Nam dần đi vào quỹ đạo phục hồi
Theo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB), các chỉ số đã khởi sắc, hoạt động kinh tế từng bước được phục hồi.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 5,5%
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới - WB- thì đại dịch Covid-19 sẽ được Việt Nam kiểm soát, kinh tế dần phục hồi, các nhà đầu tư lấy lại niềm tin nên tăng trưởng GDP năm 2022 dự báo đạt 5,5% là khả quan.
Ngân hàng Thế giới: Công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được các kết quả đầy ấn tượng
Ngày 28/04, Ngân hàng Thế giới, World Bank-WB tại Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc, Australia Aid tổ chức công bố báo cáo đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 – từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp.
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới - WB cho hay, Việt Nam có 05 nhóm cải cách thể chế cần ưu tiên
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới - WB tại Việt Nam cho biết: Với thông điệp "Hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển thành công trong tương lai", WB khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cải cách với quy mô và tốc độ như từng được triển khai trong thời kỳ đổi mới.
Ngân hàng Thế giới: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng
Ngân hàng Thế giới - WB nhận định: “Ngành phát triển về khả năng cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân, với 130% GDP, đạt mức cao nhất trong số các nước có thu nhập trung bình, gần với mức được quan sát thấy ở các nền kinh tế tiên tiến hơn, và nằm trong số tốt nhất trong các nhóm đồng hạng – các nước cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên, ngành này còn kém phát triển ở cấp độ hộ gia đình và doanh nghiệp”.
Chính phủ cần khuyến khích đầu tư để giúp tăng tổng cung
Ngân hàng Thế giới - WB nhận định: Nền kinh tế Việt Nam đã duy trì đà phục hồi mạnh mẽ. Khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích đầu tư để giúp tăng tổng cung. Đầu tư sản xuất năng lượng thay thế nhằm giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào nhiên liệu nhập khẩu trong trung hạn và thúc đẩy tăng trưởng xanh hơn.
Sáu ngân hàng cam kết tài trợ 2,2 tỷ USD để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm 06 ngân hàng phát triển cam kết tài trợ danh mục 20 dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2025 gồm: WB, ADB, AFD, KfW, JICA, KEXIM. Tổng mức tài trợ khoảng 2,2 tỷ USD, nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam thực hiện xây dựng, quản lý, phát triển đô thị
Bà Carolyn Turk đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị về các bước đi cụ thể tiếp theo để triển khai hiệu quả Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Ngân hàng Thế giới dự kiến, năm 2022 GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5%
Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
Quản lý nợ công hiệu quả, cần tập trung vào một đầu mối thực hiện, chịu trách nhiệm
Theo ông Francois Painchaud, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam thì, việc quản lý nợ công của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả, tỉ lệ nợ trên GDP của Việt Nam đã giảm từ mức trên 60% vào năm 2017 xuống còn trên 40% vào năm 2021 nhờ các chính sách tài khóa thận trọng.
Đề xuất nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối với Lào bằng vốn vay WB
Các tuyến quốc lộ được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cải tạo, nâng cấp từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới - WB gồm: Quốc lộ 279, Quốc lộ 217, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 12A và Quốc lộ 15D.
Kinh tế Việt Nam phục hồi rất ấn tượng nhưng vẫn cần một chính sách tài khóa hợp lý
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới - WB, ông Andrea Coppla nhận định: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất ấn tượng. Việt Nam cần điều hành cân đối giữa chính sách phục hồi nền kinh tế và kiểm soát lạm phát; chủ động các kịch bản để đối phó với sự thay đổi của cả nền kinh tế thế giới.
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 dự kiến xác định 15 chỉ tiêu
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển trong cả giai đoạn 2021-2025, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ và phát triển lao động - việc làm, phát triển các lĩnh vực xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống người dân.
Chủ tịch WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài qua năm 2023
Trong cuộc trả lời kênh Fox Business, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế lớn khác, trong đó có Mỹ, có nhiều cơ hội để phục hồi. Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại các nước khác trên thế giới có thể tiếp tục suy giảm kinh tế vào năm 2023 và lâu hơn nữa.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 7,2%, dẫn đầu khu vực Châu Á
Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới - WB thể hiện: Kinh tế khu vực và Việt Nam trong năm 2022 dự báo sẽ ở mức tăng trưởng 7,2% năm 2021, trước khi tăng tốc lên mức 4,6% vào năm tới.
WB khuyến nghị, Việt Nam cần thiết phải tăng cường tính cảnh giác và linh hoạt về chính sách
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới -WB cũng khuyến nghị, mặc dù nền kinh tế vẫn đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng nhiều vấn đề bất ổn của thế giới ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế. Điều này cho thấy, Việt Nam cần thiết phải tăng cường tính cảnh giác và linh hoạt về chính sách.
Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045
Ông Marcello de Moura Estevão Filho, Giám đốc toàn cầu Ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh: Việt Nam cần phải có những giải pháp đem lại lợi ích cho cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn, nhằm mục tiêu trở thành một nước có thu nhập cao vào năm 2045.