Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga hỏi khó: Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế nào?

Theo chuyên gia Nga, phương Tây từ lâu đã không tôn trọng luật pháp quốc tế, điển hình là vụ không kích Syria, vụ trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Những bằng chứng vạch tội Mỹ

Theo Sputnik, ngay tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng cáo buộc Nga về tất cả các vấn đề, từ cuộc tấn công vào Gruzia năm 2008 đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal tại Anh hồi đầu tháng 3 vừa qua.

Ông Pompeo nhấn mạnh: "Mỹ tuyên bố rõ rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không có ý định trở lại quan hệ bình thường với Nga chừng nào Moscow chưa thực hiện những thay đổi rõ ràng trong các hành động của mình và chưa tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế".

Theo Sputnik, ngay sau phát biểu trên, nhiều người ở Nga đặt câu hỏi ông Pompeo đang nói về luật pháp quốc tế nào? 

 Nga hỏi khó: Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế nào? - Hình 1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, cho rằng bản thân các nước phương Tây từ lâu đã không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hàng trăm nhà ngoại giao bị trục xuất dưới cái cớ một cựu nhân viên của GRU là Skripal bị đầu độc, dù chưa có bằng chứng rõ ràng. Mặc dù sau đó có thông tin cho rằng hóa chất được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal có thể được sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào (kể cả Mỹ), nhưng cũng không có nước nào lên tiếng xin lỗi Nga về vấn đề này.

Những quả tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp bay vào Syria với "cái cớ giả tạo " rằng dường như chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thực hiện vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường.

Khi Nga đưa tới châu Âu những nhân chứng đã tham gia quá trình ghi hình vụ tấn công hóa học "bị dàn dựng" ở Douma, truyền thông phương Tây lại không đề cập đến điều này.

Trước đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng đã đưa ra chiếc ống nghiệm chứa đường ngay tại diễn đàn Liên hợp quốc như là bằng chứng về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và kết qủa là quốc gia này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Mỹ cũng đã vi phạm luật pháp quốc tế khi tịch thu tài sản ngoại giao của Nga - một hành động không bao giờ xảy ra, thậm chí cả trong thời chiến.

Nga hỏi khó: Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế nào? - Hình 2

Mỹ đòi hạ cờ Nga ở Lãnh sự quán Nga tại Seattle sau khi quyết định đóng cửa cơ sở ngoại giao này

Theo Sputnik, chúng ta đang sống trong thời kỳ chiến tranh hỗn hợp: chiến tranh kinh tế, chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng.

Những người bị suy yếu bởi các biện pháp trừng phạt, những người bị tẩy não bằng thông tin giả đang bị tiêu diệt bằng vũ khí thông thường.

Mỹ vi phạm tất cả các tiêu chuẩn quốc tế khi đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt chống những nước đang hợp tác với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự, đồng thời ép họ mua vũ khí của Mỹ.

Nếu các quốc gia này gia tăng sự phụ thuộc vào công nghệ cao và vũ khí của Mỹ thì khả năng quốc phòng của họ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu các nước này sử dụng vũ khí công nghệ cao của Mỹ, Washington luôn có khả năng vô hiệu hóa chúng.

Bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể tiếp cận thông tin trên máy tính với các phần mềm của chính họ, phá hỏng cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng sống còn của bất kỳ quốc gia nào. Khi đó, Mỹ hoàn toàn dễ dàng có thể cưỡng ép các nước này.

Đáng chú ý, Sputnik dẫn một câu thành ngữ của Việt Nam là "cháy nhà ra mặt chuột" để chỉ các hành động của Mỹ và phương Tây ở Syria.

Theo đó, khi không quân Nga đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria mà phương Tây đã sử dụng các phần tử khủng bố này nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad, những kẻ tài trợ khủng bố đã bắt đầu tấn công trực tiếp vào quân đội Syria.

Sau thất bại của IS, Mỹ đã giúp những kẻ khủng bố chuyển đến Afghanistan và Pakistan để từ đó tiếp tục di chuyển sang Bangladesh và bắt đầu gây ra sự bất ổn trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar và Philippines.

Theo Sputnik, năm 2015, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Antonov đã cảnh báo các nước ASEAN về điều này nhưng đã không được chú ý vì họ nghĩ Iraq và Syria ở quá xa.

Nga hỏi khó: Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế nào? - Hình 3

Nga tố cáo Mỹ giúp IS thoát hiểm trước các đòn tấn công của Nga

Thứ trưởng Antonov nói: "Trong khi khu vực Á-Âu bị chia rẽ, Mỹ làm bất cứ điều gì họ muốn: Không kích, ném bom, trừng phạt bất cứ nước nào. Mười một năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về điều này khi phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rằng niềm tin của công chúng đối với luật pháp quốc tế đang bị xói mòn và không ai cảm thấy an toàn".

Ông Antonov kêu gọi các nước Á-Âu nên đoàn kết lại để cùng nhau chống lại sự dọa dẫm của Mỹ, nên từ bỏ những mưu đồ chống lại nhau, tập trung nỗ lực để biến Á-Âu thành khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, không bị ảnh hưởng bởi những nhân vật chính trị của Mỹ được đánh giá là hành động bốc đồng và không chịu lắng nghe.

Trước đó, đánh giá về vụ tấn công Syria ngày 14/4, Sputnik dẫn lời chuyên gia quân sự Konstantin Valentinovich Sivkov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá người Mỹ đã tự bắn vào chân trong khi vị thế của hệ thống phòng không Nga đang được nâng lên.

Nga hỏi khó: Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế nào? - Hình 4

Hệ thống phòng không Pantsir và S-400 của Nga tại Syria

Ông Sivkov nói: "Về mặt chiến lược, Mỹ có tham vọng sử dụng con át chủ bài là khả năng tiến hành cuộc chiến không tiếp xúc. Nhưng các hệ thống phòng không Syria, được xây dựng dựa trên nguyên tắc của Nga, có thể phản công đáp trả trước những cuộc tấn công như vậy. Nam Tư và Libya đã là quá khứ".

Chuyên gia Nga cũng đưa ra nhận định Mỹ sẽ tiếp tục đặt cược vào cuộc chiến tranh hỗn hợp chống Nga, do đó lệnh trừng phạt Nga sẽ chỉ gia tăng thêm.

Theo ông Sivkov, Mỹ chỉ chấm dứt trừng phạt Nga khi Nga trở thành một nước chư hầu hoặc biến mất khỏi bản đồ của thế giới. Kịch bản thứ hai là Nga sẽ tạo ra loại vũ khí hoặc khối địa chính trị quân sự có khả năng bắt buộc Mỹ phải ngồi xuống bàn đàm phán.

Về vũ khí, chuyên gia Nga đề cập tới sự phát triển tiếp theo của chương trình "Sarmat" và "Status 6" mà Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập.

Thành Minh - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh
Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản 1184/SGDĐT-VP đề nghị thủ trưởng các cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh trong dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.