"Cửa hàng bán giá rất hợp lý" vì... toàn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng?

Theo lời của bạn đọc/người tiêu dùng, cửa hàng Hồng Côn tại TP. Thanh Hóa là địa điểm nổi tiếng về bán buôn, bán lẻ tại Thanh Hóa. Cửa hàng này nằm ngay ở mặt đường chính Lê Hữu Lập, gần với khu vực Chợ Vườn Hoa, khi đến đây, cần mua cái gì, số lượng bao nhiêu cũng có với mức giá rất “hợp lý” vì chủ yếu là hàng nhập về từ Trung Quốc, hoặc hàng không rõ nguồn gốc. (?!)

Thậm chí, một số ý kiến của người tiêu dùng còn cho rằng, cửa hàng này đang bày bán nhiều mặt hàng trôi nổi, kém chất lượng.

hjdkdsjdsdfpfd
Cửa hàng Hồng Côn, địa chỉ số 82 Lê Hữu Lập, TP. Thanh Hóa là địa điểm kinh doanh buôn bán có tiếng tại TP. Thanh Hóa.

Để xác minh thông tin này, ngày 05/04/2022 PV Thương hiệu và Công luận đã “mục sở thị”. Theo quan sát của PV, bên trong cửa hàng này đúng là đang bày bán hàng loạt mặt hàng từ hóa mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng dành cho trẻ nhỏ, người lớn và người già…và trên bao bì mỗi sản phẩm này không có nhãn phụ tiếng Việt để người mua hàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần và cách sử dụng, cũng như mịt mù thông tin giá.

gjjkk
Mặt hàng túi xách không có bất cứ gì kèm theo sản phẩm.

Do vậy, khi người dân mua hàng cần biết tên sản phẩm, giá thành, nguồn gốc của sản phẩm, đều phải nhờ nhân viên cửa hàng tư vấn. Các loại sản phẩm này đương nhiên là không có hóa đơn chứng từ gì, cũng không có tem nhãn của nhà sản xuất.

Các loại sản phẩm này đương nhiên là không có hóa đơn chứng từ gì, cũng không có tem nhãn của nhà sản xuất.
Các loại sản phẩm này không có hóa đơn chứng từ gì, cũng không có tem nhãn của nhà sản xuất.

Hàng hóa có 100% chữ nước ngoài, có dấu hiệu bán hàng nhái thương hiệu, giả mẫu mã, không rõ là hàng sản xuất trong nước hay nước ngoài. Không có thông tin nhãn phụ, không ghi đơn vị nhập khẩu, đơn vị chịu trách phân phối cũng không có giá niêm yết.

Tại gian hàng thời trang, nhiều mặt hàng quần áo, túi xách… trên mác chỉ có tiếng nước ngoài, không có thông tin gì kèm theo về chất lượng, giá thành hay chất liệu, nguồn gốc của sản phẩm. 

Thậm chí, với các loại hàng hóa cho trẻ em, có quy định riêng, nhưng vẫn "nổi trôi" như người lớn. Sản phẩm được giới thiệu là dầu tắm gội cho trẻ em cũng toàn tiếng nước ngoài. Người tiêu dùng không biết được thành phần của sản phẩm, liệu có thành phần kích ứng cho bé hay không? Nếu kích ứng đơn vị nhập khẩu nào sẽ chịu trách nhiệm?

hàng hóa cho trẻ em, có quy định riêng, nhưng vẫn

Hàng hóa cho trẻ em, có quy định riêng, nhưng vẫn "nổi trôi" như người lớn.

Đây chính là hành vi gian lận thương mại khi cố tình không tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật để trục lợi từ người tiêu dùng. Người tiêu dùng nghi vấn cơ sở này đang có dấu hiệu kinh doanh các mặt hàng trốn thuế, nhập lậu, kém chất lượng.

Không những bán hàng không nguồn gốc, không tem nhãn mác, cửa hàng Hồng Côn cũng không được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại mục 5 Phụ lục IV, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Công tác phòng cháy chữa cháy tại cửa hàng Hồng Côn còn chưa được quan tâm.
Công tác phòng cháy chữa cháy tại cửa hàng Hồng Côn còn chưa được quan tâm.

Theo quan sát của PV thì công tác phòng cháy chữa cháy còn chưa được quan tâm. Những gian  hàng như quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, đều là những vật liệu dễ cháy thì lại không biển báo cấm lửa, không có bình chữa cháy trong các gian hàng.

Vi phạm quy định của Chính phủ về nguồn gốc hàng hóa

Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, những năm gần đây, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Song song với tình trạng trên, công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu cũng được các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Để phòng ngừa, ngăn chặn vấn nạn trên, Chính phủ đã ban hành theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Quy định của pháp luật cũng chỉ rõ: Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Trước thực trạng hàng hóa “trôi nổi” và có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại cửa hàng Hồng Côn liệu lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vẫn “đi kiểm tra” có phát hiện ra không?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về việc bảo vệ người tiêu dùng, chống hàng nhái, giả, cấm, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tiến Minh- Khánh Dương