1. Nem chua

Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau.

Có nhiều loại nem như nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi loại lại mang đến cho người ăn những cảm nhận khác nhau.

món nem quả núiMón nem quả núi ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá ổi và một số loại rau sống.

Trong đó, món nem quả núi được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá ổi và một số loại rau sống khác. Nem quả núi cuốn lá sung không ăn kèm tương ớt mà chấm vào bát nước mắm như khi ăn nem chua cuốn.

Loại nem được chọn là nem chua gói to cỡ ba ngón tay, khi bóc ra có hình chiếc oản mà người ta vẫn gọi là “nem quả” hoặc “quả nem”. Sau khi lên men, nem có mùi thơm chua dịu là có thể đem dùng.

2. Bánh khoái tép nồi gang

Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị.

Bánh khoái tép nồi gangBánh khoái tép nồi gang

Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa…

3. Chả Tôm

Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.

Tôm bột tươi sau khi mua về rửa sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đất ở sống lưng và giã nhuyễn bằng cối đá. Để cho nhân có màu hồng đẹp mắt, người ta giã cùng một lượng gấc vừa đủ, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa.

Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệngChả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng

Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000-40.000 đồng.

4. Ốc mút chùa Thanh Hà

Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc.

Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút.

Ốc mút chùa Thanh HàỐc mút chùa Thanh Hà

Ốc hút hay ốc mút là tên gọi dùng để chỉ loại ốc len rất ngon nhưng lại ít nơi bán. Những người chủ quán thu mua của những nhà chài vừa ra khơi về hoặc được một số nơi bán. Khi đã có nguyên liệu là ốc, người đầu bếp sẽ ngâm ốc trong chậu nước to cùng ớt tươi khoảng 1 – 2 hôm, để nhả hết bùn.

Sau khi rửa sạch, vớt ốc lên người ta đem phơi dưới nắng nhẹ để mùi bùn trong ốc bay ra. Với ốc biển hay ốc giáo, chỉ cần ngâm với nước cho ra cát là có thể đem chế biến. Ốc thường được chặt đuôi trước khi luộc cho ngấm gia vị, để khi ăn khách hàng chỉ việc cầm lên và hút. Rồi đem đi chế biến thành món ăn quen thuộc.

5. Bánh Gai tứ trụ

Nguyên liệu chủ yếu làm nên bánh Gai là nếp và đậu xanh nhưng linh hồn chiếc bánh Gai lại chính là lá Gai, bởi thiếu đi lá Gai thì không thể gọi là bánh Gai.

Bánh Gai tứ trụBánh Gai tứ trụ

Lá Gai được người dân thu hái tận trong rừng hoặc trồng ở bãi bồi ven sông Chu. Khi hái về, người ta chọn ra những lá lành lặn rồi bỏ cuống, tước hết từng sợi gân và xơ trước khi đem phơi cho thật khô, đến khi một mặt lá chuyển sang màu đen thẩm và mặt còn lại có màu hơi trắng xám. Lá khô được gói lại, cất kỹ trong chum, dành đến dịp giỗ chạp, rằm hay ngày Tết mới đem ra làm bánh. Nhân được làm từ đậu xanh, thịt heo nạc cùng một số gia vị khác như đường, muối, nước mắm, dầu chuối…

Hoài Thu