LTS: Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Tạp chí Thương hiệu và Công luận luôn cung cấp những thông tin hữu ích về công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng trốn thuế, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Liên quan tới công tác phòng, chống gian lận thương mại, thời gian vừa qua, Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành nhiều văn bản, quyết định nhằm kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của hàng hóa. Tuy nhiên, theo phản ánh của người tiêu dùng và ghi nhận của Thương hiệu & Công luận, việc chấp hành các quy định pháp luật về nguồn gốc, nhãn mác hàng hóa tại một số cửa hàng, siêu thị chưa nghiêm túc, chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

a
Website của siêu thị WONMART .

Người tiêu dùng phản ánh đến Thương hiệu & Công luận về việc sản phẩm, hàng hóa bày bán trong siêu thị WONMART có địa chỉ tại TP. Hà Nội được cho là hàng nhập khẩu, nhưng trên hàng hóa, sản phẩm lại không có cơ sở nhập khẩu, không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt.

Ngày 15/02/2023, Phóng viên Thương hiệu & Công luận đã đi ghi nhận thực tế tại siêu thị WONMART có địa chỉ tại TP. Hà Nội.

a
Nhiều sản phẩm rơi vào tình trạng không tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Theo quan sát của Phóng viên, siêu thị WONMART chia ra nhiều gian hàng với nhiều mặt hàng khác nhau như: Hoa quả, rau củ quả, thực phẩm đông lạnh, mỹ phẩm, đồ ăn, bánh kẹo, đồ dùng gia đình…

Hàng hóa, sản phẩm tại đây, phần lớn đều đảm bảo các quy định của Nhà nước về tem nhãn, xuất xứ, nguồn gốc, hạn sử dụng, chất lượng (như trên bao bì thể hiện)... Bên cạnh đó, vẫn còn sản phẩm, hàng hóa nhiều thiếu và không như:  Thiếu thông tin, thiếu nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ Tiếng Việt...

Cụ thể như hình ảnh dưới đây: 

a
Sản phẩm bánh kẹo 100% tiếng nước ngoài, không nhãn phụ Tiến Việt khiến người tiêu dùng khó khăn khi tiếp cận sản phẩm. Người tiêu dùng không đọc được nguồn gốc sản xuất, đơn vị nhập khẩu, chất lượng hàng hóa...
k
Sản phẩm không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, đơn vị phân phối cung cấp sản phẩm...

Xen lẫn những sản phẩm được dán nhãn đầy đủ thì nhiều sản phẩm, mỹ phẩm… có chữ viết nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc... được bày bán trong siêu thị siêu thị WONMART không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, đơn vị phân phối cung cấp sản phẩm và những sản phẩm mang thông tin nước ngoài không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt. Vậy, những người tiêu dùng bình dân, không biết tiếng nước ngoài làm sao xác định, phân biệt được sản phẩm và mua?

a
Nhiều loại mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội...cũng rơi vào tình trạng không có tem nhãn phụ Tiếng VIệt.

Dạo quanh một vòng siêu thị WONMART, phóng viên Thương hiệu & Công luận thấy nhiều khách hàng vào đây mua sắm hàng hóa. Tiếp cận một phụ huynh tại quầy sữa, khi được hỏi “Đây là sản phẩm gì? Thì phụ huynh nói: “Là sữa Nhật đấy ạ, sữa dành cho trẻ từ 1 – 3 tuổi…”. Còn khi hỏi “Tại sao chị biết thông tin về sản phẩm?” thì chị cười và trả lời “chị nhìn sản phẩm đoán thôi, chứ chị không thể đọc được các chữ trên này”.

a
Việc bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán tem nhãn phụ Tiếng Việt gây khó khăn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng không nắm được nguồn gốc sản phẩm từ đâu; không hiểu rõ về thành phần, công dụng của sản phẩm như thế nào…

Việc sản phẩm sữa uống, sữa tắm, kem bôi... không có thông tin về nhà phân phối, cách sử dụng, trên sản phẩm không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt… khiến người tiêu dùng rất khó khi mua để sử dụng. Người tiêu dùng có thể mua nhầm, sản phẩm đó có thể gây dị ứng khi cho trẻ dùng... Đó là những nguy cơ có thể xảy ra khi người tiêu dùng mua hàng hóa, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Theo khoản 3, Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa mà không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt; hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, doanh nghiệp đó có thể nhận mức xử phạt cao nhất từ 25-30 triệu đồng.

Lê Pháp – Minh An