Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguy cơ gây thất thoát lớn ở doanh nghiệp Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ khi cổ phần hóa nếu thiếu kiểm toán

Bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết như vậy tại Hội thảo "Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, diễn ra chiều 06/07.

Bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn luôn là lực lượng nòng cốt, là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các "khuyết tật" của cơ chế thị trường. 

Trong bối cảnh chịu tác động rất nặng nề của đại dịch Covid-19, Đảng, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo vừa phòng, chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, việc quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn còn bất cập, hệ thống các văn bản, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước chưa chú ý quan tâm điều chỉnh nhiều đến loại hình doanh nghiệp (DN) này, vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Hội thảo
Hội thảo "Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ". Ảnh VGP/HT.

Việc xác định vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau và được quy định tại nhiều luật nhưng chưa có sự thống nhất. Chưa bảo đảm được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại DN, chưa bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát của quản lý Nhà nước.

Công tác giám sát, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước còn nhiều hạn chế bên cạnh đó lại can thiệp hành chính vào quản lý, điều hành của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định về quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa khung giá do Nhà nước quy định và giá thị trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều tiêu cực. Ngoài ra, thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan việc đầu tư, xây dựng cũng như đầu tư ra nước ngoài, liên doanh, liên kết còn nhiều kẽ hở, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

Những vướng mắc, bất cập trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan kiểm tra độc lập cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sử dụng vốn, tài sản không đúng mục đích, không hiệu quả.

Với quan điểm "ở đâu có tài sản công, tài chính công, ở đó có sự kiểm tra, giám sát của KTNN", nhằm bảo đảm nhiệm vụ "thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công" của KTNN theo tinh thần Hiến pháp, Luật KTNN năm 2015 đã quy định đơn vị được kiểm toán "doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng KTNN quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp".

Kể từ khi Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực đến nay, KTNN đã thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) nhiều tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN đã chỉ ra một số yếu kém, bất cập của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn Nhà nước.

Bà Hà Thị Mỹ Dung thừa nhận, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác kiểm toán còn một số hạn chế. Việc thu thập thông tin của doanh nghiệp còn chưa đầy đủ. Các phát hiện kiểm toán trong việc thực hiện nghĩa vụ của người đại diện vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu còn chưa rõ nét để kiến nghị cải thiện hiệu quả hoạt động của đại diện vốn Nhà nước trong vai trò giám sát vốn đầu tư.

Tuy nhiên, lãnh đạo KTNN cho rằng, các kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, đồng thời nêu nguyên nhân của hạn chế và giải pháp cần khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, quy mô và tần suất kiểm toán của KTNN còn nhỏ so với yêu cầu kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Thứ hai, do hạn chế về nhân sự và thời gian nên kiểm toán chủ yếu tập trung kiểm toán các doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước, do đó, cần tăng cường nguồn lực cho kiểm toán.

Thứ ba, các cuộc kiểm toán chuyên đề còn hạn chế, do đó, cần đẩy mạnh đi sâu, giải đáp thích đáng các vấn đề về hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, nhất là hiện tượng tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cần cải thiện công tác phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp. Các ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ rất đa dạng, quy mô lớn và có xu hướng phát triển theo hướng công nghệ cao nên đòi hỏi kiểm toán viên phải được đào tạo, cập nhật kiến thức để am hiểu các lĩnh vực mới. Cần khẩn trương ban hành quy trình hướng dẫn kiểm toán doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ để các đoàn kiểm toán không bị lúng túng trong xác định phạm vi, giới hạn, nội dung kiểm toán.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.