Tìm hiểu nguyên nhân suy thận
Suy thận là khi thận bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lọc chất độc và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Những triệu chứng của bệnh lý suy thận ở thời gian đầu không quá rõ ràng. Đó cũng là lý do vì sao nhiều trường hợp bị suy thận không được phát hiện ở giai đoạn sớm và không được điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Việc xác định đúng nguyên nhân suy thận có thể giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Lưu lượng máu đến thận bị suy giảm
Lượng máu đến thận bị suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường là hệ quả của các bệnh lý về tim, suy gan, dị ứng, sốc phản vệ, xuất huyết do tai nạn,... Việc sử dụng các loại thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống viêm đôi khi cũng làm giảm lượng máu đến thận.
Gặp vấn đề trong quá trình đào thải nước tiểu
Khi cơ thể không thải được nước tiểu ra ngoài sẽ khiến cho các chất độc dần tích tụ lại và gây quá tải cho thận. Tình trạng này có thể xảy ra do một số bệnh lý như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,... Một vài vấn đề khác có thể khiến cho việc tiểu tiện gặp khó khăn và nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy thận, ví dụ: Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường tiết niệu,...
Tổn thương mạch máu trong thận
Một số bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp lâu ngày gây xơ vữa động mạch thận, làm hẹp tắc mạch máu, hậu quả là suy thận.
Thói quen sống
Một số thói quen sai lầm dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Cụ thể:
Thói quen ăn mặn.
Thói quen thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt.
Thói quen bỏ bữa sáng.
Hay nhịn tiểu.
Lười uống nước.
Thói quen uống bia, rượu.
Ăn ít rau, nhiều thịt.
Tự ý dùng thuốc và dùng sai hướng dẫn.
Phương pháp điều trị suy thận hiện nay
Suy thận sẽ làm tổn thương các nephron (đơn vị cấu trúc của thận). Khi đó, các nephron còn lại phải tăng cường hoạt động, dần dẫn đến xơ hóa và mất chức năng. Theo thời gian, số lượng các nephron bị hư hỏng ngày càng nhiều, cuối cùng thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Các biện pháp điều trị suy thận mạn tính hiện nay nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Điều trị tăng huyết áp
Người bệnh suy thận kèm tăng huyết áp có thể được kê đơn thuốc nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể để vừa giúp làm giảm huyết áp vừa tăng chức năng cho thận. Trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả điều trị hoặc vì lý do nào mà người bệnh không sử dụng được thuốc thì bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc khác.
Kiểm soát cholesterol
Thuốc statin sẽ được chỉ định giúp làm giảm các cholesterol, khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Điều trị các vấn đề gây nên bởi suy thận
Suy thận mạn gây ứ dịch, phù nề: Dùng thuốc lợi tiểu.
Gây dư thừa acid: Sử dụng các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate (baking soda).
Gây dư thừa kali: Bác sĩ sẽ kê lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và kali cho người bệnh.
Tình trạng thiếu máu: Việc điều trị sẽ tiêm một chất có hoạt động giống EPO (gọi là chất kích thích sinh EPO), người bệnh có thể bổ sung thêm sắt bằng đường uống hoặc tiêm.
Suy thận mạn gây yếu xương: Nhiều bệnh nhân suy thận mạn sẽ được bổ sung canxi và vitamin D hoặc được kê một số thuốc được gọi là gắn phosphate, với mục đích làm giảm số lượng phosphate trong máu.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bên cạnh dùng thuốc, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh suy thận hiệu quả.
Chế độ luyện tập: Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh. Đồng thời, theo dõi cân nặng hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Hạn chế: Không nên ăn nhiều muối (mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật, đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola), thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ,...).
Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (các loại khoai, miến dong), chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt), chất béo thực vật, bổ sung canxi, bổ sung vitamin nhóm B, C, acid folic,...
Uống nhiều nước: Giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
Điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối
Khi suy thận mạn tính giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc chỉ còn lại 15% chức năng thận bình thường và không thể lọc bỏ các chất độc, dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Phương pháp điều trị suy thận mạn tính lúc này sẽ gồm:
Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).
Chạy thận nhân tạo.
Ghép thận.
Ích Thận Vương - Giải pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả
Để cải thiện suy thận hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhiều người bệnh tin tưởng kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương.
Sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành. Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương tế bào thận.
Sản phẩm Ích Thận Vương còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù, tăng cường chức năng thận,... từ đó làm chậm tiến triển của suy thận.
Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%. Mới đây, Ích Thận Vương còn vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia một lần nữa khẳng định hiệu quả của sản phẩm với những người suy thận, chạy thận hay muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân suy thận. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương - hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Khánh Vy