Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà hàng 99 (Km227, TP. Phủ Lý, Hà Nam): Bán hàng nước ngoài không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc?

Nhà hàng 99 tại Trạm dừng nghỉ thuộc Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (có địa chỉ tại Km227 - Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình - TP. Phủ Lý - Hà Nam) đang bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa có chữ nước ngoài, nhưng không có tem nhãn phụ theo đúng quy định pháp luật. Tình trạng kéo dài khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Nhà hàng 99 tại Trạm dừng nghỉ thuộc Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Nhà hàng 99 tại Trạm dừng nghỉ có địa chỉ tại Km227 - Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình - TP. Phủ Lý - Hà Nam

Xuất xứ sản phẩm không rõ ràng?

Theo phản ánh của người tiêu dùng (qua đường dây nóng) tại Nhà hàng 99, đang bày bán nhiều hàng hóa có chữ nước ngoài, nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo đúng quy định (đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, lương khô, trà sữa…).

Điều này, gây khó khăn cho khách hàng lựa chọn cho mình, cũng như con em mình những sản phẩm an toàn và phù hợp, đồng thời khiến người tiêu dùng hoang mang:

Không biết thành phần, cách sử dụng, cũng như những cảnh báo với người sử dụng của sản phẩm trên như thế nào?

Liệu rằng, khi sử dụng những sản phẩm như trà sữa, bánh kẹo có chi chít chữ nước ngoài như vậy, vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe của khách hàng có được đảm bảo?

Để xác thực thông tin, phóng viên đã khảo sát thực tế Nhà hàng 99. Tại thời điểm phóng viên khảo sát (ngày 5/7/2023), ghi nhận thông tin phản ánh của người tiêu dùng là có cơ sở.

Ngoài những sản phẩm nhập khẩu nước ngoài có tem nhãn phụ tiếng Việt như sản phẩm dưới đây tại Nhà hàng 99:

Sản phẩm nước ngoài có tem nhãn phụ tiếng Việt tại Nhà hàng 99
Sản phẩm nước ngoài có tem nhãn phụ tiếng Việt tại Nhà hàng 99

Thì, tại nhà hàng này, cũng bày bán nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài, nhưng không được dán nhãn phụ nhằm thể hiện những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt về thành phần, tính năng, cách sử dụng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và đặc biệt là nguy cơ cảnh báo của sản phẩm.

Với việc không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về xuất xứ sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các thành phần của sản phẩm… Đồng thời, điều này làm gia tăng nguy cơ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.

Một số sản phẩm 100% tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định:

Quầy bánh kẹo
Quầy bánh kẹo "chi chít" chữ nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt
Quầy trà sữa có chữ nước ngoài nằm la liệt trên kệ nhưng toàn
Quầy trà sữa có chữ nước ngoài nằm la liệt trên kệ nhưng toàn "không" (không đơn vị nhập khẩu phân phối, không cảnh báo, không điều kiện bảo quản phù hợp...).
Nếu không nhìn vào mảnh giấy trên kệ thì người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm gì?
Nếu không nhìn vào mảnh giấy trên kệ thì người tiêu dùng không biết đây là sản phẩm gì?

Đồ chơi dành cho trẻ em nhưng... toàn chữ nước ngoài

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước, thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu, thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Theo QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu, phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hoặc không qua kiểm định, thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này, sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Tuy nhiên, tại Nhà hàng 99 lại toàn “không” ngoài các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài:

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường
QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường
Quầy dao dù đã buộc dây nhưng nhìn cực kỳ nguy hiểm nếu trẻ em sờ, nghịch vào?
Quầy dao dù đã buộc dây nhưng nhìn cực kỳ nguy hiểm nếu trẻ em sờ, nghịch vào?

Với việc kinh doanh nhiều mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không những vi phạm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động kinh doanh, mặt khác câu hỏi về nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm tại Nhà hàng 99 cũng đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm.

Câu hỏi đặt ra:

Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng dỏm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường?

Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng?

Quy định về tem nhãn dành cho sản phẩm nước ngoài

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá, bao gồm 2 loại là nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc - là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc, được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm, nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Để đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, thiết nghĩ, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam, các cơ quan liên quan cần vào cuộc xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) của Nhà hàng 99 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề trên!

Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với nhiệm vụ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Thương hiệu & Công luận luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác phòng chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng hóa trốn thuế Nhà nước… vì vậy, luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng!

Minh Đức - Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch
Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch

Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch là chủ đề của sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam sẽ diễn ra hôm nay, ngày 12/5, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự đông đảo của các đại biểu trong nước và quốc tế.

Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững
Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững

Tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu hướng đến phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch để phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và bền vững; thực hiện “xanh hoá” các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, lối sống, tiêu dùng bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa

Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công vẫn là những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế.

Nhiều quốc gia hợp tác ngăn chặn hàng giả, giả mạo thương hiệu bán trực tuyến
Nhiều quốc gia hợp tác ngăn chặn hàng giả, giả mạo thương hiệu bán trực tuyến

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống buôn bán hàng giả vào cuối năm 2022 và bắt đầu thảo luận cấp chính phủ về vấn đề này vào tháng 4/2024.

Hơn 900 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024
Hơn 900 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực, đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư xây dựng, thể hiện một sức sống mạnh mẽ của các nhà doanh nghiệp, một sự đổi mới và sáng tạo của ngành xây dựng trên các lĩnh vực.

PC Lạng Sơn: Sửa chữa điện hotline đang góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
PC Lạng Sơn: Sửa chữa điện hotline đang góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ khách hàng, cũng như đảm bảo an toàn lao động và giảm tổn thất điện năng, những năm gần đây, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp hữu hiệu một cách đồng bộ.