Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhập nhèm tem nhãn hàng hóa tại Trạm dừng nghỉ Tuấn Tú – Phú Thọ

Mỗi ngày, hàng nghìn lượt khách ra vào tại trạm dừng nghỉ Tuấn Tú (Phú Thọ) nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai để nghỉ chân và mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều loại hàng hóa được bày bán tại đây không được ghi ngày sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn tiếng Việt,…

Nằm tại Km 57, thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, hai trạm dừng nghỉ Tuấn Tú của Công ty Tuấn Tú Phú Thọ được đánh giá là trạm có quy mô lớn nhất trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tích hợp đầy đủ dịch vụ như: trạm xăng dầu, vệ sinh, ăn uống, mua sắm tiện ích, ... Mỗi ngày hàng nghìn lượt khách ra vào tấp nập.

Trạm dừng nghỉ Tuấn Tú - Phú Thọ đặt tại
Trạm dừng nghỉ Tuấn Tú - Phú Thọ đặt tại Km 57, cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Ngoài sản phẩm nội địa là đặc sản các vùng miền đang được bày bán tại khu mua sắm tiện ích, chủ trạm dừng nghỉ này còn khéo léo “cài” thêm cả mặt hàng thực phẩm chức năng, đồ ăn nhanh, bánh kẹo nhập ngoại mập mờ về nguồn gốc xuất xứ.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hầu hết các sản phẩm nhập ngoại được bày bán tại đây đều không  được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt trên sản phẩm, rất “tù mù” về thông tin, nguồn gốc sản phẩm.

Bánh kẹo, đồ chơi nhập ngoại không rõ thông tin đơn vị nhập khẩu

Cụ thể, kệ bán hàng ngoại nhập bày bán nhiều sản phẩm bánh kẹo trên bao bì in chữ nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu được bày bán bao gồm: Hướng dương,  bánh kẹo Đài Loan, bánh rau củ, bánh quy Hàn Quốc, bánh ngọt Trung Quốc… trên bao bì của những dòng sản phẩm này đều không in thông tin đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm sản phẩm, xuất xứ sản phẩm cũng như hạn sử dụng.

Bên cạnh bánh kẹo nhập ngoại “tù mù” về nguồn gốc xuất xứ, phóng viên ghi nhận tại kệ hàng bày bán la liệt các sản phẩm đồ chơi trẻ em cũng có tình trạng tương tự. Ngoài những thông tin ghi bằng chữ Trung Quốc, không hề tìm thấy bất kỳ một thông tin tiếng Việt nào được ghi trên sản phẩm.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Cũng tại Quy định về Quy chuẩn Việt Nam số 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

“Cài” Thực phẩm bổ dưỡng thiếu thông tin cần thiết

Ngoài những sản phẩm là bánh kẹo nhập ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ của cửa hàng này còn “cài” thêm sản phẩm liên quan đến sức khỏe ngoại nhập để bày bán. Cụ thể, ngay tại cửa ra vào khu mua sắm tiện ích, một chiếc tủ kính được đặt ngay ngắn, bên trong bày biện đủ loại thực phẩm bổ dưỡng như: Đông trùng hạ thảo, An cung hoàng, … Nghiêm trọng hơn, tại đây còn bày bán loại thực phẩm chức năng được giới thiệu là “Đặc trị bệnh tiểu đường”, được rất nhiều hành khách dừng chân chú ý tới. Tất cả các sản phẩm này đều không được dán tem nhãn tiếng Việt, không rõ đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu, vi phạm các quy định của pháp luật về sản phẩm ngoại nhập thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, những loại đồ uống thông dụng đang được ưa chuộng hiện nay như: Trà sữa, nước uống tăng lực … dán chữ nước ngoài cũng không dán tem nhãn tiếng Việt, không ghi rõ thông tin sản phẩm cũng được bày bán công khai.

Mỗi ngày các sản phẩm trên đang được chào mời hàng nghìn lượt khách dừng chân tại đây, như chưa hề có bất kỳ một cuộc kiểm tra nào của các cơ quan chức năng tại cơ sở này.

Được biết, Trạm dừng nghỉ Km57+500 của Công ty Tuấn Tú Phú Thọ là một trong 07 trạm trên cao tốc của VEC được chọn không thông qua đấu thầu. Trạm dừng nghỉ này được đưa vào khai thác Giai đoạn 1 vào tháng 4/2015 với tổng chi phí đầu tư hơn 80 tỷ đồng.

Một số hình ảnh ghi nhận tại khu mua sắm tiện ích trạm dừng nghỉ Tuấn Tú - Phú Thọ:

Khu mua sắm tiện ích, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách tham quan và mua sắm
Khu mua sắm tiện ích, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách tham quan và mua sắm.
Tất cả các sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại bày bán tại đây đều không có tem nhãn phụ, không rõ đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu
Tất cả các sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại bày bán tại đây đều không có tem nhãn phụ, không rõ đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu.
Khéo léo
Khéo léo "cài" thêm thực phẩm chức năng ngoại nhập để bày bán.
Sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo là
Sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo là "Đặc trị tiểu đường".
Tương tự, trà sữa, nước ngọt ngoại nhập cũng không rõ đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu là ai?
Tương tự, trà sữa, nước ngọt ngoại nhập cũng không rõ đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu là ai?.

Thực trạng này liệu có ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng? Đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ cũng như các cơ quan liên quan cần sớm vào cuộc xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) tại trạm dừng nghỉ Tuấn Tú – Phú Thọ nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Tòa soạn Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục phản ánh tới độc giả về vấn đề này.

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 9/5: Trụ quanh mốc 105,5
Tỷ giá USD hôm nay 9/5: Trụ quanh mốc 105,5

Rạng sáng 9/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 6 đồng, hiện ở mức 24.249 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,08%, đạt mốc 105,50.

Giá vàng hôm nay 9/5: Vàng miếng SJC tiếp tục lập đỉnh
Giá vàng hôm nay 9/5: Vàng miếng SJC tiếp tục lập đỉnh

Giá vàng miếng SJC hôm nay 9/5 vẫn không ngừng tăng và đang ở đỉnh lịch sử. Trong khi đó, giá vàng trên thị trường quốc tế giảm nhanh trong bối cảnh đồng USD tăng trở lại giữa một thế giới bất ổn.

Vì sao Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới trung bình?
Vì sao Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới trung bình?

Tăng trưởng GRDP quý I/2024 của Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cao hơn cả nước nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lại đạt dưới mức bình quân chung của cả nước.

Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 9/5, giá dầu thế giới tăng nhẹ. Giá xăng dầu trong nước dự kiến sẽ giảm sâu nhất từ đầu năm đến nay, tối đa 1.400 đồng/lít (kg) với xăng, khoảng 600-800 đồng/lít (kg) với dầu.

Giá heo hơi hôm nay 9/5: Tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 9/5: Tăng 1.000 đồng/kg

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay 9/5 tăng nhẹ ở nhiều nơi, mức tăng là 1.000 đồng/kg.

Trong tháng Năm phải xây dựng xong cơ chế mua bán điện trực tiếp
Trong tháng Năm phải xây dựng xong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện là cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện sạch và bền vững. Vì thế, xây dựng cơ chế phải làm cho thị trường điện lực trở lên công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn.