Ngày 26/3/2024, Thương hiệu và Công luận có bài viết: “Thấy gì từ việc xây dựng thương hiệu Khu nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh tại huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh)?” được đăng tải trên tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận. Bài viết nói về việc xây dựng thương hiệu mạnh Khu nông nghiệp công nghệ ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đầm Hà. Bên cạnh đó, dấu hỏi lớn của người dân địa phương về việc bảo vệ ngập mặn khi làm khu nông nghiệp công nghệ cao ở Đầm Hà?

Ở bài viết tiếp theo, Thương hiệu và Công luận tiếp tục gửi đến độc giả về những bất cập trong quá trình triển khai xây dựng thương hiệu dự án khu nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao Đầm Hà?

Nhiều bất cập trong việc đấu thầu thi công tuyến đê của dự án?

Mặc dù đã hoàn thành hơn 2 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Đầm Hà mới thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ báo cáo đánh giá hiện trạng rừng tại diện tích được triển khai dự án. Rà soát toàn bộ thủ tục pháp lý liên quan đến Đề án để đề xuất Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn chủ trì trình UBND tỉnh xem xét trình Thủ tướng chính phủ theo quy định tại điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017. Hiện tại cũng mới chỉ có Tập đoàn Việt Úc đầu tư sản xuất tôm giống công nghệ cao tại đây.

Nhiều héc ta rừng ngập mặn bị chặt phá để thi công tuyến đê bất chấp chỉ đạo phải bảo vệ rừng?
Nhiều héc ta rừng ngập mặn bị chặt phá để thi công tuyến đê bất chấp chỉ đạo phải bảo vệ rừng?

Ngoài ra, việc đấu thầu thi công tuyến đê cũng từng bị dư luận đối với Đơn vị trúng thầu là liên danh nhà thầu Công ty TNHH Thành Dương – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Quảng Ninh.

Ngày mở bán hồ sơ dự thầu có 6 công ty đến mua hồ sơ mời thầu gồm: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật; Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thành Nga; Công ty TNHH Thành Dương; Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Quảng Ninh; Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Toàn cầu; Công ty Cổ phẩn đầu tư và xây dựng Đại An.

Các nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Toàn cầu; Công ty Cổ phẩn đầu tư và xây dựng Đại An; cùng liên danh nhà thầu Công ty TNHH Thành Dương – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Quảng Ninh.

Hai nhà thầu còn lại đều bị đánh giá “không đạt” ở bước đầu tiên – tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu với lý do rất sở đẳng là cán bộ thi công, cán bộ phụ trách không đúng chuyên ngành và doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng nhỏ hơn 260 tỷ đồng.

Cận cảnh hàng chục công nhân dùng cưa máy cắt các cây rừng ngập mặn không thương tiếc.
Cận cảnh hàng chục công nhân dùng cưa máy cắt các cây rừng ngập mặn.

Mặt khác, tiêu chí thiết bị thi công, có yêu cầu các máy như máy đào, máy lu, máy ủi, máy rải,… nhưng trong 2 nhà thầu nêu trên đều không có tài liệu chứng minh huy động thiết bị theo yêu cầu.

Từ tiêu chí về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính, nhân sự, thiết bị, đến hợp đồng tương tự,… cả 2 nhà thầu đều không trúng trọn vẹn. Ngược lại, ở tiêu chí nào liên danh nhà thầu của 3 Công ty TNHH Thành Dương – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Quảng Ninh với sự góp mặt của 2 nhà thầu quen thuộc đều đạt số điểm hoàn hảo.

Có hay không việc thi công ẩu?

Trong cuộc Họp thông tin báo chí thường kỳ tháng 3/2024, lãnh đạo UBND huyện Đầm Hà đã thông tin, tuyến đê mà báo chí phản ánh nằm trong công trình đầu tư cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà. Tuyến đê có chiều dài 3.590 mét, bề rộng mặt đê là 6,7 mét, trong đó phần làn xe chạy rộng 5,5 mét. Cao trình đỉnh đê +4,7 mét, đất đắp thân đê đầm nện đạt dung lượng K>0,95 yk>=1,65T/m3. Đối với diện tích rừng ngập mặn trong đê là 110 héc ta, gồm 79,41 héc ta đất rừng ngập mặn, 24,24 héc ta đất ngập nước có cây ngập mặn mọc rải rác không đủ tiêu chuẩn thành rừng và 6,35 héc ta đất bãi triều không có cây ngập mặn.

Cống thoát nước dưới đê đã có dấu hiệu lún nứt.
Cống thoát nước dưới đê đã có dấu hiệu lún nứt.

Đặc biệt, lãnh đạo huyện Đầm Hà luôn nhân thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong cân bằng sinh thái và là nơi phát triển nguồn sinh thủy để bảo vệ môi trường biển. Huyện cũng xác định diện tích rừng ngập mặn trong đê cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, để phục vụ công tác nghiên cứu, nuôi thử nghiệm, trình diễn các mô hình nuôi thủy sản sinh thái…

Tuy nhiên, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, tổng diện tích để xây dựng tuyến đê khoảng 10,842 héc ta, chủ yếu qua các vị trí trống luồng lạch không ảnh hưởng đến diện tích rừng. Tuy nhiên theo hình ảnh ghi nhận của người dân quanh vùng diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá dọn chỗ để thi công tuyến đê không hề nhỏ.

Dù đã được vá víu bằng vữa xi măng cát nhưng các vết nứt vẫn có dấu hiệu mở rộng.
Dù đã được vá víu bằng vữa xi măng cát nhưng các vết nứt vẫn có dấu hiệu mở rộng.

Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu thi công tuyến đê các nhà thầu đã làm rất ẩu. Ông ĐTH một người dân ở xã Đại Bình, huyện Đầm Hà (xin được giấu tên) cho biết, đơn vị thi công lấy đất từ mỏ đất ngay sát đê để đắp nhưng mỏ đá này có rất nhiều đá cục to lẫn vào mà không được loại bỏ.

“Theo yêu cầu đất đắp đê phải từ k95 nhưng đất của họ toàn đá với sỏi lẫn vào thì làm sao đảm bảo chất lượng được. Các anh thấy những cục đá cuội, sỏi to như quả dừa nằm đầy chân đê kia chính là đá lẫn trong thân đê đấy. Chỗ đất bùn ở chân đê họ vun vào đó rồi cũng không thu dọn đi. Mới hoàn thành được hơn 2 năm mà các cống thoát nước đã có dấu hiệu lún nứt, nhà thầu thi công phải chỉ đạo công nhân nháo xi măng để trát lại vá víu trông rất mất an toàn”, ông H phản ánh.

Theo chân ông H chúng tôi đi dọc tuyến đê quan sát thấy có nhiều đá cuội to đường kích 20 đến 40cm nằm ngổn ngang ở chân đê phía trong đầm. Trên phần mái đê phái trong cũng có rất nhiều đá sỏi kích thước khá lớn. Những viên đá, sỏi lớn đã lăn xuống chân đê phía trong. Còn tại khu vực cống thoát nước dưới đê có hiện tượng bị rạn nứt ở các góc nối, tường bê tông, mặc dù đã được đơn vị thi công vá bằng vữa xi măng cát nhưng vẫn có dấu hiệu tiếp tục rạn nứt.

Ngoài ra theo thiết kế dưới đê chỉ có 3 cống gồm 1 cống cấp nước và 2 cống thoát nước. Nhưng thực tế do lượng nước phía trong đê rất lớn lên 2 cống thoát không đảm bảo mà nhà thầu còn phải bỏ tiền làm thêm 2 cống hộp kích thước lớn hỗ trợ thoát nước chứ nếu để như thiết kế thì diện tích rừng ngập mặn phía trong chết hết.

Đất đắp đê lẫn rất nhiều đá kích thước lớn nhưng không được loại bỏ.
Đất đắp đê lẫn rất nhiều đá kích thước lớn nhưng không được loại bỏ. (Ảnh người dân ghi nhận tại thời điểm tháng 5/2020 trong lúc đang thi công tuyến đê).

Mặc dù theo yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, đất yếu nạo vét từ quá trình nạo vét đất bùn của dự án, đất đá thải xây dựng vận chuyển đổ thải tại bãi đổ thải xã Tân Bình, huyện Đầm Hà. Bãi đổ thải cách dự án 13km, xung quanh là đồi trồng cây lâm nghiệp. Biện pháp bảo vệ môi trường với bãi đổ thải: thi công đất yếu từ quá trình nạo vét đất bùn của dự án được thực hiện theo đúng phương án thiết kế đã được duyệt, thi công theo phương án cuốn chiếu và hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Theo thông tin của một nhà thầu thi công tuyến đê, số bùn đất này muốn nạo vét và chở đi phải phơi khô, chứ nếu để ướt như vậy thì khi vận chuyển sẽ làm chảy ra đường người dân không đồng thuận. Nếu phải phơi khô như vậy thì chi phí sẽ đội lên và rất mất thời gian.

Thế nhưng khi trả lời câu hỏi của dư luận về những đống bùn chạy dọc chân đê, UBND huyện Đầm Hà lại cho rằng lượng đất bùn này dùng để làm phản áp, chống trồi sụt cho đê. Chính vì vậy sau khi thi công, chủ đầu tư đã đồng ý cho nhà thầu không phải nạo vét chỗ đất bùn thải này đi. Tuy nhiên, dư luận lại đặt câu hỏi về việc huyện Đầm Hà tự ý thay đổi không thực hiện theo những nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án có gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường ở đây hay không? Chi phí thực hiện dự án có giảm bớt hay không?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin!

Khánh Quyên