Đại lý kinh doanh hàng hóa Hằng nGuyễn
Đại lý kinh doanh hàng hóa Hằng Nguyễn, huyện Vũ Thư, Thái Bình

Kỳ 2: Hàng hóa “nhập nhèm” nguồn gốc xuất xứ tại đại lý Hằng Nguyễn

Hệ lụy từ vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội. Hàng giả không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người dân mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính. Một số cửa hàng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại TP. Thái Bình là ví dụ điển hình.

Hàng ngoại nhập, không tem phụ bằng tiếng Việt

Sau bài viết: “Siêu thị Kim Anh (TP. Thái Bình) bày bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt” được đăng tải, tòa soạn Thương hiệu & Công luận tiếp tục nhận được phản ánh từ người tiêu dùng về nhiều sản phẩm hàng hóa được bày bán công khai tại đại lý Hằng Nguyễn cũng có dấu hiệu vi phạm tương tự.

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có cuộc thâm nhập thực tế tại các đại lý của cơ sở này và làm việc với lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thái Bình để tìm hiểu, làm rõ thông tin.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem phụ bằng tiếng Việt tại được bày bán công khai tại đại lý Hằng Nguyễn, TP. Thái Bình
888888888888
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là hiện hữu.

Nổi lên là một trong những đại lý kinh doanh các mặt hàng gia dụng, hàng nhu yếu phẩm lớn, có tiếng nhất nhì TP. Thái Bình, đại lý Hằng Nguyễn được coi là điểm đến mua sắm tấp nập của người tiêu dùng địa phương. Tuy nhiên, tại cơ sở này, nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, “nhập nhèm” tem nhãn đã được cửa hàng này “cài” vào các mặt hàng chính hãng để bày bán, nhằm qua mắt người tiêu dùng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, đại lý Hằng Nguyễn có hai địa điểm kinh doanh tại đại chỉ, số 22 - 24 đường Đoàn Nguyễn Tuấn, TP. Thái Bình và thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (đối diện Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư).

Cả hai địa điểm trên đều kinh doanh đa dạng các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu như: Đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm, các loại thực phẩm, đồ điện, điện dân dụng… 

Theo ghi nhận của phóng viên, tại cơ sở kinh doanh Hằng Nguyễn, số 22 - 24 đường Đoàn Nguyễn Tuấn, TP. Thái Bình. Tại đây các mặt hàng được bày bán la liệt, lấn chiếm cả vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông là rất hiện hữu.

Bên cạnh những mặt hàng sản xuất trong nước, đại lý này còn kinh doanh một số mặt hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nhập ngoại đều không được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định - người tiêu dùng rất khó để phân biệt được những loại hàng hóa này có nguồn gốc xuất xứ ở đâu, đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm là doanh nghiệp nào?

Bên cạnh đó, một số sản phẩm về thực phẩm dù là sản xuất trong nước nhưng trên bao bì vẫn “trắng” thông tin, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng. Tất cả được bày bán công khai, với số lượng lớn (?!).

Cũng cần phải nói thêm rằng, đại lý này chỉ cách trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình hơn 01 km, nhưng những tồn tại, vi phạm về hàng hóa vẫn ngang nhiên diễn ra, như chưa hề có cuộc thanh kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng liên quan.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, giọng một người phụ nữ tự xưng là chủ siêu thị Kim Anh bộc bạch: “Đại lý bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, do sơ xuất của nhà sản xuất nên có những sai phạm trên. Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh cần phải đến cơ sở để hướng dẫn cụ thể cho cửa hàng biết và bán hàng hóa cho đúng quy định...”.

888888888888888888
Hàng hóa nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ tại cử hàng Hằng Nguyễn
bbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Hàng hóa vi phạm về tem nhãn
Hàng hóa vi phạm được bày bán công khai
Hàng hóa vi phạm được bày bán công khai tại đại lý Hằng Nguyễn
Hàng hóa không ghi rõ năm sản xuất
Hàng hóa không ghi rõ năm sản xuất

Trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường ở đâu?

Trước đó, ngày 21/07/2022, Thương hiệu & Công luận có đăng bài viết: “Siêu thị Kim Anh (Thái Bình) bày bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt”. Để tìm hiểu, làm sáng tỏ vấn đề trên, phóng viên có buổi làm việc với ông Nguyễn Thái Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thái Bình.

Tiếp nhận những thông tin, hình ảnh do phóng viên cung cấp về sản phẩm có dấu hiệu vi phạm tại siêu thị này, ông Nguyễn Thái Hùng lên tiếng: “Nếu cơ quan báo chí nhận thông tin trên địa bàn xuất hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì có thể cung cấp trực tiếp cho đơn vị trước. Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh sẽ đi trinh sát và xử lý ngay. Chúng tôi không muốn có bài báo để “nó” (siêu thị) cất hàng vi phạm đi, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp và ảnh hưởng tới hình ảnh của đơn vị…”.

Tiếp đó, vị Phó cục trưởng này đã cử một cán bộ Quản lý thị trường tỉnh (mặc thường phục) cùng phóng viên đến siêu thị Kim Anh để “mục sở thị” tình hình thực tế việc kinh doanh hàng hóa tại cơ sở này!

Tại đây, Phóng viên ghi nhận những sản phẩm thể hiện trong bài viết đã không còn bày trên kệ hàng hóa hoặc một số sản phẩm đã được “phù phép”, dán nhãn phụ tiếng Việt, nhưng rất sơ sài, không đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm khác có dấu hiệu vi phạm về hạn sử dụng, ngày sản xuất, vi phạm về quy định nhãn hàng hóa… vẫn được bày bán công khai, trước sự chứng kiến của cán bộ Quản lý thị trường Thái Bình.

Để có cơ sở đối chứng cùng lực lượng chức năng, phóng viên đã mua một số sản phẩm có dấu hiệu vi phạm tại cửa hàng này để phản ánh tới vị Phó cục trưởng Nguyễn Thái Hùng.

Thoạt đầu, khi xem qua sản phẩm có dấu hiệu vi phạm được phóng viên mua về, vị này cho rằng: “Hàng hóa trên không sai về quy định nhãn hàng hóa”! 

Tuy nhiên, khi phóng viên dẫn chiếu các điều luật liên quan đến “nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng, bảo quản; thông tin cảnh báo của sản phẩm… ”, vị Phó cục trưởng Nguyễn Thái Hùng mới thừa nhận tại siêu thị Kim Anh có bán hàng hóa vi phạm đúng như Thương hiệu & Công luận đã phản ánh!

Đồng thời, vị này khẳng định, sẽ giao Đội Quản lý thị trường số 02 (Cục Quản lý thị trường Thái Bình) tiếp tục theo dõi, giám sát việc kinh doanh hàng hóa của siêu thị Kim Anh.

Tuy vậy, mới đây, Thương hiệu & Công luận tiếp tục nhận được thông tin, hình ảnh phản ánh của người tiêu dùng về việc tại siêu thị Kim Anh vẫn đang bày bán các hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (?!).

Siêu thị Kim Anh
Siêu thị Kim Anh, TP. Thái Bình
Khách hàng không khó để có thể tìm cho mình một sản phẩm nhập ngoại, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm tại đây đều không có dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định
Nhiều sản phẩm hàng hóa tại siêu thị Kim Anh không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định.
888888888888
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Để bảo đảm tính minh bạch của thị trường hàng hóa, quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đề nghị lực lượng Quản lý thị trường Thái Bình cần sớm vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ, xử lý những vi phạm của các cơ sở kinh doanh trên.

Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin sự việc trên.

Quy định về hàng hoá, tem nhãn

Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Theo quy định của pháp luật, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn.

Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.  

Thành Nam