Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều hàng hóa tại các siêu thị Nam Định không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nhiều siêu thị hoạt động tại Nam Định mà rất nhiều người tiêu dùng tín nhiệm. Tuy nhiên, một số siêu thị hoạt động kinh doanh tại đây có nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, rất cần lực lượng chức năng vào cuộc để tìm hiểu và xác minh.

LTS: Những tác động tiêu cực mà nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại cho xã hội là không nhỏ, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính... đây được coi như một vấn nạn.

Mặc dù vấn nạn này đang được các cấp, các ngành liên tục đấu tranh, triệt phá, tuy nhiên thực trạng hàng giả hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn đang diễn ra một cách công khai.

Phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã khảo sát một số điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định và ghi nhận thực tế về hàng hóa tại đây. Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết về thực trạng hàng hóa đang diễn ra trên địa bàn tỉnh này.

Nằm trên vị trí đắc địa giữa lòng thành phố Nam Định, các siêu thị được biết đến là điểm đến lý tưởng để trải nghiệm mua sắm với đủ chủng loại sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng. Mỗi ngày siêu thị này thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận ra vào tấp nập tham quan, mua sắm.

Từ nguồn tin cho biết, nhiều mặt hàng đang bày bán tại siêu thị thành phố Nam Định mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm lớn các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, phóng viên (PV) đã có mặt tại một số siêu thị để tham quan và trải nghiệm mua sắm mới thấy được những bất ổn liên quan đến hàng hóa đang bày bán tại đây.

Kính mắt, túi xách thời trang có dấu hiệu làm nhái

Bước vào bên trong cơ sở kinh doanh, đầu tiên là một quầy bán kính. Tại quầy này, hàng trăm sản phẩm bày bán bắt mắt với đủ chủng loại, mẫu mã, thiết kế tinh xảo. Điều đáng chú ý trên những sản phẩm này hầu hết đều không có tem nhãn thông tin về nhà sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu, cùng với đó là mẫu mã sản phẩm này được làm giống như các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam như LV, GUCCI, CHANEL, BOSS, RAY-BAN… với giá bán chỉ vài trăm nghìn đồng một sản phẩm.

Những chiếc kính mang nhãn hiệu thời trang nổi tiếng cũng chỉ bán với giá hơn trăm ngàn đồng
Những chiếc kính mang nhãn hiệu nổi tiếng cũng chỉ bán với giá hơn trăm ngàn đồng

Tại quầy bán túi ví da, thắt lưng da, hàng trăm sản phẩm lớn nhỏ với đủ nhãn mác na ná các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như CHANEL GUCCI, LV, Hermes,… Quan sát kỹ, PV thấy tất cả những túi này hầu hết đều được treo tem mác chữ Trung Quốc, giá của những sản phẩm này cũng rất đa dạng, chỉ từ vài trăm đến hơn triệu một sản phẩm.

Cơ man nào túi xách nhái thương hiệu nổi tiếng
Cơ man nào túi xách nhái thương hiệu nổi tiếng

Tiếp tục di chuyển tới quầy bán mỹ phẩm nhập ngoại, PV quan sát được tại quầy hàng này được bày bán nhiều loại mỹ phẩm mang nhãn mác sản phẩm từ Nhật và các nước khác. Điều đặc biệt là những sản phẩm này đều không thấy bất kỳ một thông tin nào liên quan đến sản phẩm, đơn vị nhập khẩu bằng Tiếng Việt.

La liệt mỹ phẩm ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Nhiều mỹ phẩm ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định, các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhiều quần áo, đồ chơi trẻ em và hàng tiêu dùng nhập ngoại vi phạm

Tại quầy bán quần áo trẻ em, đa dạng các mẫu mã kích cỡ dành cho trẻ em được bày bán tại đây. Ngoài các sản phẩm trên tem mác gắn chữ Made in Việt Nam, tại các siêu thị này còn có nhiều sản phẩm đến từ nước ngoài. Theo đó, các sản phẩm này đều được gắn mác chữ Trung Quốc, tuy nhiên trên tem nhãn của các sản phẩm này không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Quần áo trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt
Quần áo trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt

Ghi nhận tương tự tại các quầy bán hàng tiêu dùng như xà phòng, nước giặt nhập ngoại, PV cũng phát hiện được tình trạng tương tự. Tất cả đều không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có bất cứ thông tin nào của đơn vị nhập khẩu các sản phẩm trên vào thị trường Việt Nam.

Không khó để có thể bắt gặp những sản phẩm nhập ngoại lại không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế này tại siêu thị LAMA
Không khó để có thể bắt gặp những sản phẩm nhập ngoại lại không rõ nguồn gốc xuất xứ tại siêu thị 

Không dừng lại ở các sản phẩm túi xách, thời trang, mỹ phẩm nhập ngoại, tại đây còn bày bán nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập ngoại. Cụ thuể, tại quầy đồ chơi trẻ em, hàng nghìn sản phẩm được bày bán tại đây. Đa phần các sản phẩm đồ chơi đều được in chữ nước ngoài trên bao bì. Tuy nhiên, ngoài những thông tin in bằng chữ nước ngoài trên bao bì của sản phẩm, không hề có bất kỳ thông tin bằng tiếng Việt nào liên quan đến đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm. Đáng chú ý có những sản phẩm còn “trắng” thông tin, “tù mù” về nguồn gốc xuất xứ, ngoài thông tin về giá bán, không hề có thông tin liên quan đến đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm chính về sản phẩm tại thị trường Việt Nam là đơn vị nào?

Đồ chơi trẻ em không xác định được đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm chính về sản phẩm tại thị trường Việt Nam đang được bày bán la liệt
Đồ chơi trẻ em không xác định được đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm chính về sản phẩm tại thị trường Việt Nam đang được bày bán

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Cũng tại Quy định về Quy chuẩn Việt Nam số 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Những phản ánh trên xin được gửi tới Cục QLTT tỉnh Nam Định, cũng như các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra làm rõ. Ở bài viết tiếp theo, tòa soạn Thương hiệu và Công luận xin được tiếp tục phản ánh tới độc giả những địa điểm khác liên quan đến thực trạng hàng giả, hàng nhái và hàng hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa phương này. Cùng với đó là những thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát thị trường của lực lượng QLTT địa phương ngay sau khi có thông tin mới nhất.

T.A

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.