Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm ngay trên một bán đảo giữa Hồ Tây Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 4 km về hướng Tây. Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần.
Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội, ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.
Đền Quán Thánh
Ngôi đền hùng vĩ với bức tượng thiêng liêng của Huyền Thiên Trấn Vũ - một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam, là di tích văn hóa trong hơn 300 năm, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đền Quán Thánh là một trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng nhất tại Hà Nội. Người dân đến đây để cầu tài, cầu lộc, cầu may ngày đâu năm mới.
Theo truyền thuyết cũng như ghi chép xưa thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần giúp dân thành trừ ma, trừ tà, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Một điểm nữa khiến đây trở nên nổi tiếng là nhờ giá trị văn hóa lâu đời từ những cổ vật như bài thơ, câu đối, bia khắc của những Thám hoa, Tiến sĩ có tiếng đương thời cùng với những bức chạm trổ cầu kỳ trên gỗ.
Chùa Trấn Quốc
Nếu phong cảnh hữu tình tự nhiên khiến trái tim bay bổng lâng lâng những xúc cảm ngọt ngào thì các công trình kiến trúc được tạo nên từ bàn tay tài nghệ của cha ông lại làm lòng dâng lên nhiều hoài niệm và cả niềm tự hào. Và ở giữa lòng Hà Nội cổ, có một ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới vẫn cứ bình yên, vẫn cứ vẹn nguyên dáng hình thuở xưa, để ai lạc bước đều khắc khoải những xuyến xao. Đó chính là ngôi chùa Trấn Quốc, điểm dừng chân gợi nhắc nhiều giá trị về tâm linh, lịch sử lẫn kiến trúc. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Thủ đô Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc là một trong những điểm đón tiếp khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của tết nguyên đán. Trước đây vào thời Lý – thời kỳ phật giáo hưng thịnh thì chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành. Mọi người chủ yếu đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.
Khi đi vào chùa thì nên đi từ cổng bên phải và ra từ cổng trái, tránh đi từ cổng chính giữa. Ngoài ra thì khi làm lễ bái nên đứng chéo sang một bên, không nên đứng đối diện ban thờ.Ban thờ Phật thì không cúng tiền vàng mã, lễ mặn, bia rượu. Đi lễ chùa chỉ nên dâng lễ hương hoa, quả, kẹo bánh.
Đền Ngọc Sơn
Nhắc đến những địa điểm du xuân Hà Nội thì không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn – ngôi đền nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở khu vực trung tâm phồn thịnh nhất Hà Nội. Đền Ngọc Sơn có niên đại tầm thế kỷ XIX thờ thần Văn Xương – Thần chủ quản văn chương thi cử cùng với vị Đức đại vương Trần Hưng Đạo.
Vào dịp Tết Nguyên đán thì lượng người đổ về trung tâm thành phố vui chơi là rất nhiều, nhiều người sẽ kết hợp luôn cả việc đi đền lễ bái đầu năm và ngắm cảnh hồ. Mọi người đến Đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may. Và đặc biệt hơn cả là cầu học hành, con đường thi đỗ đạt và sự nghiệp học hành có nhiều thành công, thành tựu.
Hằng Vương (t/h)