Trong văn hóa tâm linh của người Việt, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để ước nguyện, mà còn là dịp để tâm hồn được thanh thản sau một năm lao động vất vả.
Tại đền Sòng Sơn, từ 6h sáng mùng 1 Tết hàng ngàn du khách thập phương cùng người dân trên địa bàn đã tấp nập đi lễ, cầu mong cho gia đình, người thân, bạn bè một năm mới luôn gặp được nhiều may mắn, an khang – thịnh vượng, mạnh khỏe…
Ai ai cũng sắm sửa cho mình mâm cao lễ đầy để cầu xin thánh thần cho năm mới được nhiều lộc và may mắn. Khung cảnh tại đây vô cùng tấp nập và náo nhiệt, không chỉ các gia đình mà nhiều nam thanh nữ tú, các bạn trẻ cũng vui vẻ đi du xuân tại đây.
Từ 6h sáng mùng 1 Tết hàng ngàn du khách thập phương cùng người dân trên địa bàn đã tấp nập đi lễ, cầu mong cho gia đình, người thân, bạn bè một năm mới luôn gặp được nhiều may mắn, an khang – thịnh vượng, mạnh khỏe…
Ông Ngọc Lân - một người chuyên nhận viết sớ tại đền cho hay, cứ từ mùng 1 Tết, đền Sòng Sơn lại tấp nập người đến đi lễ, nhưng đông nhất là ngày mùng 3 và mùng 4 Tết, vì lúc này người dân từ các tỉnh lân cận, thậm chí là Hà Nội đã đến được đây để đi lễ cầu tài lộc.
Đền Sòng Sơn trước đây có tên là đền Sùng Trân thuộc làng cổ Đam, trang Phú Dương, phủ Hà Trung, Thanh Hóa, nay là khu phố Sáu, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Theo những cụ cao niên cho biết, đền Sòng Sơn xưa được xây dựng vào năm tháng nào, đến nay vẫn chưa xác định chính xác, nhưng truyền thuyết kể rằng: Vào khoảng năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông (1619 - 1628) một ông lão người làng Cổ Đam, trang Phú Dương, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (nay là làng Cổ Đam, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được tiên Chúa Liễu Hạnh nhập hồn báo mộng: “Hãy về nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để Ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các người”.
Vâng theo lời của tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một cái gậy tre đến mảnh đất (nay là khu vực Đền Sòng) cắm xuống, thắp hương và khẩn cầu:“Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa ”
Ít lâu sau cây gậy tre khô ấy như có phép lạ, đã nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt không ai dám chặt đẵn. Dân gian quen gọi là bụi tre Thần.
Nhân dân quanh vùng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã ứng linh,hiểnThánh; liền kêu gọi nhau góp tiền, công, của xây dựng ngôi đền bên cạnh bụi tre Thần…
Di tích đền Sòng Sơn đã trở thành một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Bỉm Sơn thu hút đông đảo du khách khắp trong Nam, ngoài Bác về đây vãn cảnh, dâng hương...
Để bảo vệ, phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn nói chung và đền Sòng Sơn nói riêng, UBND thị xã Bỉm Sơn đã từng bước quy hoạch, kêu gọi các tổ chức cá nhân ủng hộ, đóng góp công sức và tài chính thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn ngày càng, khang trang, đẹp đẽ. Nhiều hạng mục công trình như cổng tam quan, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức ông, lầu vọng Ngư… được phục hồi đưa vào sử dụng.
Đến nay, di tích đền Sòng Sơn đã trở thành một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Bỉm Sơn thu hút đông đảo du khách khắp trong Nam, ngoài Bác về đây vãn cảnh, dâng hương, chiêm bái Thánh Mẫu liễu Hạnh – Một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Tuấn Ngọc