Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh

Nền kinh tế phát triển mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thì song song với nó cũng có những hệ lụy, nhất là việc xả thải sai quy định của nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp, khai thác cát sỏi trái phép, các công trình xây dựng lấn sông vượt ngòi... đã và đang dẫn đến tình trạng hàng loạt dòng sông tại nhiều địa phương quằn quại chết dần chết mòn...

Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh

Hàng loạt công trình xây dựng lấn sông, kênh rạch trái phép, vi phạm hành lang an toàn bờ sông – Đây cũng là thực trạng mà nhóm phóng viên đã ghi nhận được tại một số tuyến đường nằm bên các kênh mương thuộc quận Bình Thạnh, TPHCM.

Muốn nhậu “view sông” thì cứ…  lòng vòng Bình Thạnh

Câu truyền miệng của người dân Sài Gòn tưởng chừng rất đỗi bình thường ấy lại đang phản ảnh đúng thực trạng lấn chiếm sông rạch để xây biệt thự, nhà hàng, quán nhậu… vô tội vạ tại địa phương này trong nhiều năm qua.

Để giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về tình trạng vi phạm trật tự  xây dựng lấn chiếm lòng sông, kênh rạch tại quận Bình Thạnh nhóm PV đã có chuyến di chuyển qua lại dọc theo sông Sài Gòn và nhánh rẽ vào sông Vàm Thuật đoạn chảy qua địa bàn quận Bình Thạnh để ghi nhận thực tế.

Nơi đầu tiên chúng tôi ghé đến là địa bàn phường 13 quận Bình Thạnh, đây là khu vực khá nhộn nhịp và phổ biến với hàng loạt hàng quán, công trình lấn chiếm sông ngòi. Nhà hàng Cây Sa Kê (440/6 Nơ Trang Long, P13, Q Bình Thạnh) là một trong số đó, nhà hàng này có hẳn một dãy nhà dài chừng 30m đang được xây dựng lấn ra bờ sông bằng trụ bê tông kiên cố. Ngoài ra còn có một Công trình biệt thự hoành tráng đang được ngang nhiên xây dựng lấn ra lòng sông khoảng gần chục mét tại địa chỉ (66/10 – 66/12 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh) bên cạnh đó còn rất nhiều công trình “vô tư lấn sông” khác như CLB GYM Cầu Đỏ (211H, hẻm 213 Nguyễn Xí, P13, Q Bình Thạnh) và gần đó là doanh nghiệp Ô tô Định Quốc (211 Nguyễn Xí, P13, Q Bình Thạnh) cũng nằm lấn ra con rạch ngay chân Cầu Đỏ.

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 1

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 2

-         Cơ sở Gym Cầu Đỏ và Ô Tô Định Quốc nằm lấn con rạch ngay chân Cầu Đỏ

Quán Ngọc Thủy 2 (Hẻm 232 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh) và Quán Hương Đồng Quê (278/45 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh) là hai quán nhậu đã tận dụng suốt đoạn chiều dài bờ kè ven sông để kinh doanh, bàn ghế cho khách được đặt sát mép lang can bờ sông, vi phạm về hàng lang bảo vệ trên bờ.

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 3

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 4

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 5

Quán Ngọc Thủy 2

Lấn chiếm bờ sông, biến bờ sông thành tư hữu để kinh doanh cà phê và cho khách câu cá giải trí tại khu vực này cũng khá phổ biến, khi tự ý be bờ, cắm cọc xây dựng quán lấn ra hẳn phía ngoài mặt nước cho khách ngồi ăn uống và câu cá  điển hình như  Cà phê Bờ Sông Xanh (Cuối hẻm 292 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh) và Cà phê Sông Quê (292/37/20 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh).

 Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 6

Cà phê Bờ Sông Xanh

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 7

Cà phê Sông Quê

Nổi cộm trong những nhà hàng vi phạm có lẽ phải kể đến Nhà hàng Hoa Lộc Vừng (352/15 Bình Lợi, P13, Q Bình Thạnh), đây là nhà hàng khá nổi tiếng với lượng khách lớn, nhiều xế hộp, xe sang ra vào. Ngoài độ nổi tiếng là nhà hàng đông khách thì Hoa Lộc Vừng cũng là một tụ điểm vi phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép trên mặt sông.

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 8

-         Nhà hàng Hoa Lộc Vừng

Không kém canh Nhà Hàng Thủy (261 Ung Văn Khiêm, P25, Q Bình Thạnh), một địa điểm ăn uống khá quen thuộc với nhiều người, với đặc thù có hẳn một khu vực nhà hàng được xây dựng lấn ra mặt nước sông Sài Gòn.

Những dòng sông đang bị bức hại: Bài 2: Tràn lan những công trình lấn sông ở Bình Thạnh - Hình 9

Nhà hàng Thủy

Chính quyền đang ở đâu ?

Được biết, tại Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND  UBND TP.HCM đã ban hành Quy định rất rõ về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TPHCM. Theo đó, nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng; đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng…

Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông trên địa bàn quận Bình Thạnh vẫn không được cải thiện. Các công trình quán cafe, nhà hàng… vẫn không bị tháo dỡ mà lại ngày càng mọc lên nhiều hơn. Dù đã gửi công văn phản ánh thực trạng đến chính quyền các phường và chính quyền quận Bình Thạnh, tuy nhiên đã  hơn 1 tháng trôi qua đáp lại vẫn chỉ là sự im lặng đáng sợ.

THCL sẽ tiếp tục phản ánh thêm nhiều hình ảnh thực tế nữa tại khu vực này mà nhóm phóng viên đã ghi nhận được trong bài viết tiếp theo đến bạn đọc.

Lê Vũ – Bảo Trần

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.

Những kế sách nào đưa 'con tàu' kinh tế - xã hội năm 2024 về đích?
Những kế sách nào đưa 'con tàu' kinh tế - xã hội năm 2024 về đích?

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm thì, muốn đưa "con tàu" kinh tế-xã hội năm 2024 về đích thì Chính phủ và các địa phương cần thực hiện 6 nhóm giải pháp.