Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay còn gọi là ngày Hiến chương các nhà giáo) được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm tại nước ta. Đây là ngày mà các học trò thể hiện tình cảm “tôn sư trọng đạo” với các thầy, cô giáo của mình.

Chu Văn An ( 1292 – 1379)

Nhà giáo Chu văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Ông là mọt trong những nhà giáo ưu tú nhất trong lịch sử Việt nam. Ông vốn là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).

Sau này, ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Ông đã từng dâng “thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu 7 tên gian thần, bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng - Chí Linh - Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho tới lúc mất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)

Tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sỹ (còn được biết đến với cái tên quen thuộc là trạng Trình). Ông nổi tiếng về tính cương trực, tư cách đạo đức và taì thơ  văn của một nhà giáo nổi tiếng Việt Nam thời kỳ Lê – Mạc phân tranh.

Ông từng đỗ Trạng nguyên dưới thời vua Mạc Đăng Doanh và từng dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có hững người rất nổi tiếng như Nguyễn dữ, Phùng Khắc Khoan...

Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

Những nhà giáo được lưu danh trong sử sách Việt Nam - Hình 1

Nguyễn Thiếp là danh sỹ cuối đời hậu Lê và Tây Sơn. Sau khi đỗ giải Hương, ông đi thi Hội vào tam trường. Từ đây, ông đã quyết không màng tới thi cử vì bất mãn với lối học hành khiên cưỡng. Bản thân ông cho rằng, chúng không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như xã tắc mà còn làm hại đến tiền đồ Tổ quốc.

Ông đã từng 3 lần từ chối hợp tác với nhà Tây Sơn ngay cả khi đích thân Nguyễn Huệ ngỏ lời. Nguyễn Huệ đã 3 lần cho người mang lễ vật và thư mời ông hợp tác, với lời lẽ hết sức khiêm nhường. Nguyễn Huệ cũng là bậc quân vương đầu tiên và duy nhất tôn xưng Nguyễn Thiếp lên bậc Phu tử.

Lê Quý Đôn (1726 – 1784)

Những nhà giáo được lưu danh trong sử sách Việt Nam - Hình 2

Lê Quý Đôn - nhà Giáo dục tài năng đức độ

tên thật là Lê Danh Phương. Ông là một vị quan, một nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực ở thời hậu Lê. Với kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người, Lê quý Đông đã để lại hiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số...

Ông còn là một nhà nho, nhà giáo dục tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Tích Tựu...

Tuy nhiên, ông có một nỗi đau mà không thể khỏa lấp. Trong sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có viết: năm ất mùi (1775) xảy ra vụ Lê Quý Đôn kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung (hay Thì Trung) bị phát giác, cả 2 đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị.

Cao Bá Quát (1809 - 1854)

Tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương ( nay thuộc thị xã Sơn Tây Hà Nội).

Cao Bá quát là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ XIX trong văn học Việt nam. Thuở nhỏ, ông sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh.

Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, tuy nhiên đến khi duyệt quyển, thì bị bộ lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong 20 người đỗ Cử nhân (ông không chịu khôn phép trường quy, văn ông rất có khí phách ngang tàng, các quan khảo rất ghét). Sau đó 9 năm, cứ 3 năm một lần ông vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.

Một lần, trong khi tập sự ở bộ lễ (hành tẩu) ông và bạn là Phan Nhạ được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Ông và bạn đã lấy son hòa với muội đèn chữa giúp 24 quyển bởi thấy có một vài chỗ phạm quy, nhưng bài thi viết rất hay. Việc bị phát giá, ông đã bị bắt giam và tra tấn. Vua Thiệu Trị đã tha tội chết; giam cầm ông 3 năm.

Cao Bá Quát cũng là nhà giáo nổi tiếng, rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài. Ông thường dẫn học trò đi thăm thú núi sông và đi sâu vào cuộc sống của dân chúng. Người đương thời thời thường nói rằng: “Văn như Siêu, Quát vô triều Hán” hoặc “Thánh Quát, Thần siêu” để chỉ tài năng văn chương của Cao Bá Quát.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

Những nhà giáo được lưu danh trong sử sách Việt Nam - Hình 3

Nguyễn Đình Chiểu tài hoa nhưng cuộc đời của ông thật bất hạnh

 Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai (còn được người dân gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu). Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ XIX trong lịch sử văn học Việt Nam.

Ông là một trong những con người có cuộc đời khá bất hạnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông cũng có một tương lai tươi sáng khi đang rộng bước trên con đường khoa cử, bên canh đó ông còn được một gia đình giàu có hứa gả con gái.

Tuy nhiên, việc thân mẫu của ông mất thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông. Mẹ mất, vì quá thương mẹ, vì quá thương mẹ mà khóc đến mù hai mắt, sau đó là bệnh tật, hôn thê bội ước, gia cảnh sa sút. Tuy vậy, chính hoàn cảnh này mới bộc lộ tính cách của một nhà nho, nhà giáo yêu nước chân chính.

Sống vào thời điểm loạn lạc nhất trong lịch sử phong kiến khi nước Pháp bắt đàu mang quân sang xâm lược nước ta, trước những cám dỗ của kẻ thù, ông vẫn một mực nói không. Ông đã để lại cho đời rất nhiều áng văn lỗi lạc như: Lục Vân Tiên; Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc.

 Linh Tuệ (Th)