Phát biểu tại phiên khai mạc

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Theo Thủ tướng, Đảng và Nhà nước đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Chiều 23/10, thảo luận tại hội trường Quốc hội về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP.HCM dẫn số liệu điều tra cho thấy về mặt kinh tế, người Việt mong muốn có thu nhập, có việc làm, có nhà. Nhưng về gia đình thì 95,4% mong muốn có gia đình hoà thuận, 73% mong muốn con cháu ngoan, tiến bộ. “Nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9-10 giờ quanh năm thì không có gia đình hạnh phúc đâu. Trên thế giới từ bỏ điều này 133 năm nay rồi” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Tại phiên chất vấn chiều 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận rất ít nơi xây dựng được tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, hơn nữa, vẫn còn có sự nể nang, cảm tính. Ông nói: “Đánh giá cán bộ gì mà đến mức không tìm ra được người để tinh giản biên chế? Trong khi đó dư luận xã hội cho rằng chỉ có 30% cán bộ làm được việc mà tại sao không tìm ra người để tinh giản".

Phát biểu tại phiên khai mạc

Tại phiên chất vấn sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, riêng 2 tháng vừa qua, Bộ đã xử lý mạnh tay, trong đó gỡ 207 trang mạo danh. Có trang là website thì ngăn chặn, còn trang trên nền tảng mạng xã hội thì phối hợp ngăn chặn. Đáng chú ý, trong số đó có 46 trang liên quan đến tên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ làm việc với các lãnh đạo, thành viên Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các địa phương, bộ ngành về vấn đề này.

Hầu hết các Bộ, ngay

“Hầu hết các Bộ, ngay Bộ tôi (Bộ LĐTB &XH), có đến 90% Thứ trưởng trước khi về hưu đều đề nghị cho thành lập Hội và đều xung phong làm Chủ tịch Hội với tinh thần “tự nguyện, tự quản, tự cung, tự cấp”- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói và cho rằng, không có Hội nào tự quản, tự chủ hết mà Hội nào cũng bám vào trụ sở, có Hội trụ sở chính, có Hội trụ sở phụ. Có Hội khi bị yêu cầu trả lại trụ sở thì tìm mọi cách để tác động lấy diện tích còn rộng hơn, chưa kể phương tiện đi lại đủ các loại.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Tại phiên thảo luận ở tổ chiều 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề cập việc Chính phủ cần có cơ quan nghiên cứu về quy luật của tham nhũng để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Bà đặt câu hỏi: "Qua các vụ AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn thua lỗ... rút ra cái gì để phòng ngừa? Chúng ta mãi đi chống mà thiếu nghiên cứu quy luật trong khi tham nhũng có quy luật. Đằng sau các sai phạm có yếu tố vụ lợi, tham nhũng, chỉ có điều ta không chứng minh được thôi".

Hầu hết các Bộ, ngay

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22/10, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp. Trong cải cách tiền lương phải tính toán 2 phương án, một là có lợi cho người lao động để thúc đẩy phát triển kinh tế, hai là không có lợi cho người lao động mà đầu tư vào xây dựng cơ bản. Tuy nhiên việc không đầu tư cho người lao động tác động tiêu cực nhiều hơn so với việc thâm hụt nguồn đầu tư phát triển. Theo đó, trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Thảo luận về việc nâng tuổi nghỉ hưu trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào chiều 23/10, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, có những người làm năng suất không cao, "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng không muốn nghỉ hưu, chờ cho đến đúng tuổi mới nghỉ.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Đề cập tới tình hình biển Đông cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền tại phiên thảo luận sáng 30/10, Trung tướng Trần Việt Khoa – Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, đất nước ta từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, thấy được sự tàn khốc của nó và sự mất mát của mỗi gia đình, dòng họ. Việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Chúng ta luôn phải cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra để bảo vệ chủ quyền.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Quan tâm đến giải ngân chậm trong đầu tư công tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 30/10, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, công tác đầu tư, lập dự án còn nhiều bất cập. "Các nước phát triển chuẩn bị đầu tư 2 đến 3 năm để làm trong 1 năm, nhưng ở Việt Nam chỉ chuẩn bị 1 tháng hay vài tháng để làm trong cả một giai đoạn. Quản trị thì yếu kém, cán bộ tham mưu thiếu chuyên môn, yếu nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo của người đứng đầu có hạn chế, lại trong bối cảnh "lò lúc nào cũng nóng", do đó không dám quyết, dám làm, sợ chịu trách nhiệm".

Phát biểu tại phiên khai mạc

Thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tham nhũng vào sáng 4/11, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nhắc lại thương vụ Mobifone mua AVG, trong đó 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn nhận hối lộ lên đến hàng triệu USD. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam, các bị cáo trong một vụ án thừa nhận hành vi nhận hối lộ với số tiền lớn đến như vậy”- đại biểu nói.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về tình trạng cán bộ công chức, viên chức nhũng nhiễu gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho biết, ông đã phản ánh vấn đề này tại kỳ họp cuối năm 2016 và có lúc "đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đuổi việc những người này nhưng thấy “khó khăn quá”, quy trình nhiêu khê, dài dòng”.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Thảo luận về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào chiều 12/11, đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) dẫn thực tế cho thấy không ít đại biểu chuyên trách ở thời điểm sắp nghỉ hưu nhưng trình độ, năng lực, tư duy và bản lĩnh nghị trường của họ thì khó có đại biểu trẻ nào có được.“Sau 5 năm chắt lọc tinh hoa, kiến thức kinh nghiệm Quốc hội, cuối cùng họ cũng phải lui về vì quy định cứng nhắc thì liệu đây có phải là sự lãng phí nguồn lực” – đại biểu Phạm Trọng Nhân nói và đặt câu hỏi dự luật lần này giải quyết thực tiễn ra sao để giữ được những tinh hoa làm trụ cột thực sự của Quốc hội.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cho rằng, bản chất của việc tiếp thu chỉnh lý Luật là việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian vừa qua có đến 80% các bộ, ngành không muốn tiếp thu. Ông cũng chia sẻ điều đáng buồn là đã có lãnh đạo Bộ gây sức ép với đại biểu Quốc hội khi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của Bộ, ngành mình.

Phát biểu tại phiên khai mạc

Phát biểu tại hội trường chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề cập đến thái độ thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm đang khá phổ biến ở Việt Nam. Để chống lại, đại biểu đề nghị “khi xây dựng các bộ luật, Quốc hội cần xem xét có thêm các quy định để hạn chế và ngăn chặn sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm... Sắp đến Đại hội Đảng các cấp, xin đừng để cho những người thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với nhân dân và doanh nghiệp giữ bất cứ một trọng trách nào trong bộ máy công quyền".

Theo VOV