Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những thành phần trong mỹ phẩm phụ nữ mang thai cần kiêng kỵ

Phụ nữ mang thai không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống mà còn cần chú ý đến các loại mỹ phẩm đang dùng để tránh tác động xấu đến thai nhi. Và tiếp xúc với hóa chất mỗi ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu, dẫn đến những trường hợp phổ biến mắc bệnh mãn tính ở Mỹ.

Làm đẹp là quyền lợi, nghĩa vụ của người phụ nữ từ ngàn xưa đến nay. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai các chị em phải cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm cho bà bầu an toàn để sử dụng. Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương từ trong ra ngoài. Những thành phần sau đây bà bầu nên tránh:

1. Parabens

Đây là một trong những chất hoá học được sử dụng dưới dạng chất bảo quản nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Người ta có thể sẽ tìm thấy Parabens trong lăn khử mùi, sữa tắm, sữa rửa mặt, thậm chí trong cả thức ăn và một số dược phẩm. Hoá chất này có thể dẫn tới nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Paraben là một chất bảo quản gây rối loạn sự cân bằng nội tiết, gây ung thư vú và làm biến đổi giới tính ở thai nhi.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: internet)

2. Synthetic color (màu tổng hợp)

Nếu bạn nhìn vào nhãn dán có ghi FD &C hoặc D&C thì chính là viết tắt của màu tổng hợp. Chất tạo màu tổng hợp này hiện tại đang bị nghiêm cấm sử dụng tại Châu Âu. Tác hại của chất này có thể gây kích ứng da và tế bào ung thư.

3. Fragrance/ Parfume (chất tạo mùi)

Hỗn hợp chất tạo mùi thơm có thể gây các triệu chứng. Dị ứng, viêm da, suy hô hấp và ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản. Bạn có thể tìm thấy hỗn hợp này trong nước hoa, dầu gội đầu, sữa tắm và sữa dưỡng ẩm.

4. Sodium lauryl sulfate (SLS) / Sodium laureth sulfate (SLES): Chất tạo bọt

Chất tạo bọt thường được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara, mỹ phẩm trị mụn và đặc biệt trên các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Chất SLS còn có khả năng tương tác và kết hợp với các hoá chất khác nhằm tạo ra Nitrosamine – một chất gây ung thư nguy hiểm. Nếu tiếp xúc nhiều với hoá chất này bà bầu có thể mắc hàng loại các vấn đề tổn thương liên quan tới phổi và thận.

5. Formaldehyde

Formaldehyde được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, sữa rửa mặt, dầu gội xả, chất tảy rửa, phấn mắt…Hoá chất này có thể tác động nghiêm trọng lên tế bào mũi. Gây ra ung thư mũi và vòm họng. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra phản ứng da và ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch.

6. Phthalates

Nhóm hoá chất này có thể được tìm thấy trong sơn móng tay, đồ xịt tóc, sữa dưỡng hoặc nước hoa. Đây là hoá chất giúp tăng tính linh hoạt và mềm mại của chất dẻo. Nếu sử dụng lâu ngày và thường xuyên chúng có thể góp phần gây ra rối loạn nội tiết tố. Tăng nguy cơ ung thư vú, dị tật thai nhi …

Mẹ bầu nên chú ý chọn sữa tắm, dầu gội đầu hay lăng khử mùi không chứa các hoá chất

7. Triclosan

Triclosan là thành phần có trong kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn và chất khử mùi. Khi sử dụng rộng rãi chất này có nguy cơ gây rối loạn tuyến giáp và cơ quan sinh sản, thậm chí làm dị ứng da.

8. Hóa chất chống nắng: Benzophenone, PABA, Avobenzone, Homosalate and Ethoxycinnmate

Giống như tên gọi, mẹ bầu cần nên hết sức cẩn thận khi dùng kem chống nắng. Bởi một số các hoá chất độc hại được sử dụng trong loại kem này nhằm giảm sự tác động của tia cực tím. Tuy nhiên chúng có thể gây ra tổn thương tế bào, ung thư và rối loạn nội tiết.

9. Retin-A, retinol, hay Retinyl palmitate

Đây là thành phần rất được ưa chuộng trong các loại mỹ phẩm chống lão hóa. Nhưng khi bạn đã mang thai thì nên tránh xa chúng. Việc sử dụng quá nhiều các chất này có thể gây ra dị tật thai nhi và có hại cho gan.

10. Benzoy peroxide

Benzoy peroxide thường được sử dụng trong các loại mỹ phẩm trị mụn. Tuy nhiên đây cũng là thành phần có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Nếu việc thay đổi nội tiết khi mang thai khiến bạn nổi nhiều mụn hơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được kê các loại thuốc trị mụn phù hợp. Đồng thời nên để bác sĩ sản khoa của mình kiểm tra các loại thuốc này một lần nữa để đảm bảo không có các thành phần có hại.

11. Tinh dầu nguyên chất

Tinh dầu nguyên chất được chiết xuất 100% từ các loại cây cỏ, nhưng không có nghĩa là nó lành tính. Các mẹ bầu thích dùng mỹ phẩm thiên nhiên, mỹ phẩm handmade có chứa tinh dầu nguyên chất. Phải cực kỳ chú ý tới vấn đề này.

Tinh dầu nguyên chất có nồng độ rất đậm đặc. Ví dụ như 1 giọt tinh dầu hoa cúc cũng có tác dụng bằng 50 chén trà hoa cúc. Vì thế mà nó đem lại nhiều hậu quả khó lường cho phụ nữ mang thai. Một số loại tinh dầu nguyên chất khá phổ biến như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương và tinh dầu hương thảo. Đều bị các bác sĩ khuyến nghị không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai. Đó là lý do mà các bà mẹ tương lai không nên dùng nước hoa. Không nên dùng nến thơm hay các loại tinh dầu xông hương.

12. Acid Salicylic

Acid Salicylic thường được dùng trong các loại sữa rửa mặt và kem tẩy tế bào chết. Có tác dụng trị mụn rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tới acid salicylic khi mang thai, mà hãy lựa chọn sữa rửa mặt có chứa các loại acid dịu nhẹ, tinh khiết hơn. Như acid glycolic, acid lactic, acid mandelic. Các loại acid này để có tác dụng làm sạch da, an toàn cho phụ nữ có thai. Một cách rửa mặt tẩy tế bào chết hiệu quả cho các bà bầu chính là dùng sữa chua không đường để rửa mặt. Vì sữa chua có chứa acid lactic, vừa làm sạch, vừa làm sáng da.

13. Hydroquinone

Những phụ nữ đang sử dụng các loại kem dưỡng trắng da, kem làm mờ vết thâm. Cần đặc biệt chú ý kiểm tra xem sản phẩm có chứa hydroquinone hay không. Đây là một trong những thành phần bị xếp vào nhóm không tốt cho phụ nữ có thai, và không được các bác sĩ khuyên dùng.

14. Tazorac, Accutane

Hai chất này cũng là dẫn xuất của vitamin A, có thể được bổ sung vào một số loại mỹ phẩm. Tuy nhiên lại có thể gây ra dị tật thai nhi. Bạn cần đọc thật kỹ nhãn mỹ phẩm, nếu có chứa 1 trong 2 thành phần này thì nên bỏ ngay.

15. Aluminum chloride hexahydrate (muối nhôm)

Rất nhiều các loại lăn khử mùi trên thị trường hiện nay đều chứa thành phần này. Cơ quan FDA của Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ có thai không nên sử dụng bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào có chứa muối nhôm. Bạn có thể tự làm cho mình một loại lăn khử mùi đơn giản với bột ngô và baking soda, giúp hút mồ hôi mà không độc hại.

16. Formaldehyde

Là chất bảo quản trong các loại mỹ phẩm. Có thể được sử dụng trong rất nhiều loại sơn móng tay, cụ thể là sơn móng dạng gel. Các bà bầu cần hạn chế sở thích sơn sửa móng tay của mình, hoặc chọn mua các loại sơn móng tay có dấu chứng minh không chứa formaldehyde.

Formaldehyde trong mỹ phẩm có thể thấm thấu qua da, là tác nhân gây ung thư. Có thể gây kích ứng, dị ứng da và mắt ở mức thấp.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: internet)

17. Thuốc nhuộm từ nhựa than đá

Các bác sĩ khuyên rằng người mẹ mang thai nên tránh nhuộm tóc trong vòng ít nhất là 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Khi thai nhi đang ở giai đoạn hình thành nội tạng và các bộ phận cơ thể.

Thuốc và màu nhuộm được biết đến như “C.I” theo sau bởi 5 chữ số trong các sản phẩm. Nhựa được được biết đến là tác nhân gây ung thư. Hợp chất nhôm và nhiều kim loại nặng rất độc hại đối với não.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: internet)

18. Kem chống nắng hóa học

Gây ảnh hưởng da, phản ứng dị ứng và ảnh hưởng cảm quang (thay đổi cấu trúc DNA). Kem chống nắng hóa học có những thành phần vốn thúc đẩy ung thư.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: internet)

19. Kim loại nặng: Chì, Thủy ngân, Cadmium, Asen, Nickel (kẽm) và nhiều loại khác

Có thể sẽ tìm thấy trong những mỹ phẩm như son môi, chì kẻ viền môi, chì kẻ mắt, chì kẻ chân mày, kem dưỡng ẩm, mascara, dưỡng ẩm trẻ em và phấn màu mắt. Ngoài ra, còn có lượng nhỏ trong thức ăn, nước uống, không khí, bụi bẩn và thuốc lá...

Nguyên nhân gây nên vấn đề sức khỏe khác nhau: ung thư, rối loạn sinh sản và phát triển, vấn đề thần kinh. Mất trí nhớ, tâm trạng thất thường, rối loạn thần kinh, cơ và khớp. Vấn đề về tim mạch, hệ xương, máu, hệ miễn dịch, thận, đau đầu, nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Phá hoại phổi, chứng viêm da do tiếp xúc, tóc yếu và rụng tóc.

Chì gây hại thần kinh, dễ dàng xâm nhập vào não bào thai. Thủy ngân phá hoại thận và hệ thần kinh, và có thể cản trở sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ em. Cadmium, Nickel và Arsenic có khả năng gây ung thư.

Diễm Lệ(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.