Cụ thể, Hải quan Nhật Bản đã áp dụng một thiết bị gọi là “Kính thông minh” để kiểm tra hàng hóa nghi ngờ. Công chức kiểm tra sẽ chia sẻ thông tin và hình ảnh liên tục 24/7 với trụ sở hải quan cách xa hàng trăm km để nhận chỉ thị và hướng dẫn kiểm tra hàng hóa. Một ví dụ khác là tháng 6 năm ngoái, Hải quan Nhật Bản áp dụng việc trao đổi thông tin CO điện tử một cách toàn diện với Hải quan Indonesia.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Sáng kiến Hải quan Thông minh được Hải quan Nhật Bản giới thiệu từ năm 2020, cách đây 4 năm, gồm cả kế hoạch trung hạn và dài hạn và Hải quan Nhật Bản đang hiện thực hóa sáng kiến này. Tính từ thời điểm triển khai sáng kiến từ 2020, đến nay bối cảnh đã thay đổi đáng kể.

Bà Sahoko Shiga khẳng định: “Hải quan Nhật Bản và Hải quan Việt Nam đều là thành viên của cộng đồng hải quan nên tôi tin là Hải quan Việt Nam nên có thể hiểu được những gì tôi nói. Những thay đổi đó do đại dịch, do sự chuyển đổi hạ tầng, cả trong và ngoài nước. Ví dụ như các bạn có thể thấy sự gia tăng về thương mại điện tử qua biên giới, và khối lượng nhập khẩu gia tăng; các hiệp định thương mại cũng gia tăng... Những thay đổi đó tác động tới thương mại quốc tế và ngành tiếp vận logistics. Các bạn cũng có thể thấy xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động tới cả nền kinh tế, xã hội và khu vực tư nhân, bên cạnh đó các yếu tố an ninh nổi lên cần được xử lý”.

Hải quan Nhật Bản đã cập nhật các biện pháp để đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của môi trường.

Hải quan Nhật Bản kết hợp Kế hoạch Hành động 2024 vào Sáng kiến Hải quan Thông minh. Hải quan Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện Hải quan thông minh trên cơ sở đánh giá sự thay đổi của bối cảnh, kịp thời xây dựng lại các biện pháp thực thi kịp thời.

Về kế hoạch tương lai của Sáng kiến Hải quan Thông minh, bà Sahoko Shiga cho biết: Hải quan Nhật Bản sẽ sử dụng hệ thống máy soi sử dụng công nghệ AI tự động nhận diện hình ảnh và xác định danh mục hàng hóa. Hải quan Nhật Bản cũng sẽ chú trọng vào phân tích dữ liệu lớn với AI để xác định dễ dàng hơn các doanh nghiệp có nghi ngờ để thực hiện kiểm tra sau thông quan tại chỗ; hoặc áp dụng AI trong xác định hành khách rủi ro cao. Hải quan Nhật Bản cũng thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước để tăng độ tinh vi và hiệu quả của các hoạt động hải quan.

Minh Anh