Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở

Thực tế, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.

Ảnh internet.
Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để triển khai nhiều chương trình, hoạt động đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đào tạo phát triển nguồn nhân lực số như: Google, Meta, Siemens, Hitachi...

Trong năm 2023, thông qua các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động đề xuất hợp tác, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Thông qua đó, đã có nhiều doanh nghiệp quốc tế lớn như: John Cockerill, Synopsys, Cadence... ký kết các thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Qua đó, cho thấy Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghệ trên thế giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chỉ đạo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tập trung triển khai các nội dung hợp tác đã thống nhất với các đối tác hiện nay; đồng thời, chủ động tìm kiếm, thúc đẩy hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới trong 8 lĩnh vực trọng tâm để thiết lập hoạt động tại các cơ sở hoạt động của trung tâm, đặc biệt là cơ sở tại Hòa Lạc.

Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.
Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Từ đó, góp phần thúc đẩy mạnh tăng trưởng dựa nhiều hơn vào các động lực mới như kinh tế số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo, hydrogen…

Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như: Hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Thực tế, nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 13% mỗi năm, đạt được 600 tỷ USD tính đến năm 2021. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 theo nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston (BCG). Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới.

Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.
Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.

Ngành công nghiệp này đã mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các quốc gia; trong đó có Việt Nam, cụ thể như: Với sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, Internet of Things (IoT), … đang tạo ra nhu cầu lớn cho các linh kiện bán dẫn. Việc sản xuất chíp cũng có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung cấp an toàn và độc lập trong lĩnh vực bán dẫn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: Ngành công nghiệp bán dẫn đang đặt ra các thách thức cho các doanh nghiệp và Chính phủ các nước; trong đó Việt Nam cũng đang phải đối mặt như chi phí đầu tư cao. Mức đầu tư cho sản xuất chíp là rất lớn, đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Trong thực tế, việc xây dựng một xưởng đúc chíp có thể tiêu tốn tới 50 tỷ USD.

Cạnh tranh quốc tế cũng là một thách thức khi ngành công nghiệp bán dẫn đang chịu áp lực từ sự cạnh tranh cao, đặc biệt là từ các nước như: Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu. Những quốc gia/khu vực này đã công bố kế hoạch cho lĩnh vực chíp của mình từ 50 tới 150 tỷ USD.

Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.
Niềm tin trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu ngày càng có cơ sở. Ảnh internet.

Cùng với đó là thách thức về công nghệ, sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ bán dẫn đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh. Đặc biệt, yêu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao rất lớn và thực tế nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở giai đoạn đầu, kỹ năng và trình độ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn khá sơ khai, chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài.

Để ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ta phát triển xứng tầm với các lợi thế sẵn có, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung vào các nội dung sau để bước đầu hình thành ngành công nghiệp cao này; đó là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài và đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển Cô Tô
Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển Cô Tô

Lực lượng chức năng và người dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh phát hiện một xác cá voi trôi dạt vào khu vực vùng biển trước bãi biển Tình yêu.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”

Sau khi ông qua đời năm 1986, gia đình đã không còn giữ được bút tích 8 chữ vàng của Bác Hồ viết tặng. Duy chỉ còn lại bộ đồ đơm đó và một số vật chứng của ông, lưu tại Bảo tàng Cách mạng…

Xuất khẩu rau quả vượt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu rau quả vượt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD do vậy, doanh số xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR
Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR

Theo ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), EUDR là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nỗ lực và kết quả mà Simexco Đắk Lắk đạt được thực sự mang tính tiên phong.

Kết nối du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam)
Kết nối du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam)

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) và Hiệp hội Du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) vừa tổ chức chương trình kết nối du lịch Jeju - Quảng Ninh.

Quảng Ninh đón gần 670.000 lượt khách trong 3 ngày nghỉ lễ
Quảng Ninh đón gần 670.000 lượt khách trong 3 ngày nghỉ lễ

Sau 3 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Quảng Ninh đã đón gần 670.000 lượt khách tới tham quan, vui chơi trải nghiệm tại các điểm du lịch.