Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông sản Việt vươn tầm thế giới

Đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính, hiện nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là đã có chỗ đứng tại một số thị trường có rào cản kỹ thuật cao như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu…, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Hiện diện tại những thị trường khó tính

Là một nước nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng các loại nông sản, xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nói đến nông sản Việt là phải nói đến hạt gạo- mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta. Năm 2020, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2019. Đáng mừng hơn, trong năm 2020, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn, vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán. Thành công này một phần do chúng ta đã kịp thời chuyển đổi giống lúa từ gạo trắng- vốn là gạo cấp thấp sang lúa thơm- nên cạnh tranh tốt hơn.

Cùng với mặt hàng gạo, nông sản Việt, trong đó có rau quả, đang từng bước chinh phục thị trường thế giới. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD. Đặc biệt, nhiều loại rau quả Việt đã hiện diện ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng. Điển hình là Australia- quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp. Đây là một thị trường có tiêu chuẩn sống cao, nông sản phong phú. Chính vì thế, sự hiện diện của các mặt hàng nông sản Việt Nam tại Australia, trong đó có 4 loại quả tươi gồm vải, xoài, thanh long và nhãn là một thành công lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát chất lượng nông sản.

Trái Vải thiều Việt Nam được bày bán sang trọng tại siêu thị Nhật Bản. Ảnh minh họa internet
Trái Vải thiều Việt Nam được bày bán sang trọng tại siêu thị Nhật Bản. Ảnh minh họa internet.

Nhiều loại nông sản Việt cũng đã xuất khẩu sang Mỹ và được thị trường này đón nhận tích cực như: càphê, hạt điều, hạt tiêu, chè, gạo, nông sản chế biến và quả tươi. Đến nay, phía Mỹ đã chính thức cấp phép nhập khẩu 6 loại hoa quả tươi của Việt Nam gồm vú sữa, xoài, vải, nhãn, thanh long và chôm chôm.

Với thị trường EU, nông sản Việt cũng đã hiện diện, với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dứa, thanh long, cơm dừa, chôm chôm, xoài... Tuy nhiên, mặc dù là thị trường nhập khẩu rau quả đầy tiềm năng, chiếm khoảng 50% nhập khẩu rau quả thế giới nhưng lượng rau quả nhập khẩu của EU từ Việt Nam mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 0,08% lượng nhập khẩu của EU.

Tại Singapore, nhiều nông sản Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc. Việt Nam là một trong 5 đối tác hàng đầu cung cấp cho thị trường Singapore cây cảnh và hoa tươi. Về hoa quả, bên cạnh một số mặt hàng truyền thống đã vào thị trường từ nhiều năm như thanh long trắng, dừa xiêm. Ba năm trở lại đây, nhiều loại trái cây mới của Việt Nam như hồng xiêm, bưởi Năm roi, chanh leo, thanh long đỏ và gần đây là vải thiều cũng đã chinh phục được thị trường Đông Nam Á này.

Đặc biệt, Nhật Bản- thị trường nổi tiếng khó tính- đang trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của rau quả Việt Nam. Sau thanh long, xoài và chuối, vải thiều là loại quả tươi thứ tư của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản. Mặc dù có giá bán khá cao, gần 120.000 đồng cho một hộp 9 quả, nhưng vải thiều Việt Nam vẫn được thị trường Nhật Bản đón nhận tích cực. Các chuyên gia đánh giá, việc thâm nhập thành công vào một thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật Bản sẽ giúp mở ra “những cánh cửa xuất khẩu” mới cho rau quả của Việt Nam.

Chú trọng tiêu chuẩn chất lượng, vượt các rào cản kỹ thuật

Bên cạnh lợi thế, những khó khăn, thách thức trong xuất khẩu nông sản cũng không hề nhỏ. Đó là, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có yêu cầu cao, khó tính về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy tắc về quy trình sản xuất cũng như xuất xứ.

Theo các chuyên gia, EU là một thị trường có yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao nhất thế giới. Đối với nhóm nông sản, rau củ quả, sản phẩm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cao, đạt các tiêu chuẩn chứng nhận đang áp dụng rộng rãi tại EU như Global Gap… Vì vậy, để đáp ứng các quy tắc xuất xứ của Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA), doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu và áp dụng trung thực quy tắc xuất xứ, kiểm soát ngay tại đồng ruộng, tăng cường liên kết chuỗi, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, đặc biệt là chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường…

Tương tự, các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm của Mỹ rất nghiêm ngặt, trong khi thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Australia cũng là một trong những thị trường “khó tính” nhất thế giới đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu với nhiều quy định về bảo đảm an toàn sinh học, kiểm dịch ngặt nghèo và các tiêu chuẩn khắt khe.

Những thách thức đặt ra cho thấy, nếu muốn thâm nhập một cách bền vững vào các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nhận diện rõ những yêu cầu đặc trưng của từng địa bàn, từ đó có chính sách phù hợp để chinh phục các thị trường tiềm năng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thời gian tới, Bộ sẽ cùng các địa phương, tiến hành quy hoạch lại các vùng trồng thích hợp; tổ chức sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn theo nhu cầu của thị trường, phát triển cụm liên kết sản xuất- chế biến- tiêu thụ; Hoàn thiện xây dựng các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về cơ sở sản xuất và sản phẩm nông sản nhằm phục vụ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, Bộ sẽ ban hành chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới như ISO, HACCP và các chứng nhận quốc tế khác trong tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu để nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm; Xây dựng, cấp mã số vùng trồng; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản…

Năm 2021 được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Việt với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEPT… mang lại. Việc tăng cường kiểm soát chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vượt qua rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chính là chìa khóa giúp nông sản Việt ngày càng vươn xa và đứng vững ở thị trường nước ngoài, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

 Theo Lê Kim Liên/Vietq

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long
Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 1183/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về việc thành lập Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông Thực hành Sư phạm (tiền thân là Trường liên cấp Thực hành Sư phạm) thuộc Trường Đại học Hạ Long.

Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép
Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép

Ngày 23/4, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng vừa bắt giữ một phương tiện vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai.

Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện (từ ngày 10/4 đến ngày 20/4), lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi tham gia giao thông.

Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới
Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới".

Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long
Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, TP. Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện đợt cao điểm làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, thu gom, xử lý được trên 1.500m3 rác thải, chủ yếu là vật tư phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilon…

Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực
Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực

Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.