Một nguyên tắc cơ bản trong môn Judo là chống lại đối thủ bằng cách sử dụng kích thước và lực đà của đối thủ. Đó cũng chính là chiến lược của ông Putin. Phương Tây muốn bôi nhọ ông nhưng cũng có một số muốn hiểu ông. Việc cố để hiểu ai đó là vô ích với một nước Mỹ quá yêu bản thân. Có thể do 90% dân số Mỹ không có khả năng hiểu thấu những gì tinh tế hơn là một bức biếm họa về chính trị.
Điều này thật đáng tiếc bởi ông Putin đã thực hiện được một chiến thắng lớn về địa chính trị đáng để học tập. Ông đang xúc tác cho sự suy vi của đế chế Mỹ và hoàn toàn không cần phải phá vỡ những cuộc bầu cử hay mua chuộc ông Trump.
Ông Putin và tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1999
Ông Putin trở thành quyền thủ tướng nước Nga vào năm 1999 sau đó làm tổng thống vào năm 2000. Khi đó, sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tàn phá nước Nga. Nền kinh tế và tuổi thọ trung bình của người dân sa sút. Một nhóm những tay đầu sỏ chính trị oligarch tham lam do phương Tây chống lưng đã tranh thủ vơ vét được tài sản thương mại và công nghiệp của Liên Xô với một cái giá rẻ mạt.
Ông Putin thu nhận những oligarch quan trọng nhất, cho phép họ giữ lại những bổng lộc và quyền lực để đổi lấy lòng trung thành. Giao kèo này trở thành một lực lượng đảm bảo duy trì sự ủng hộ về chính trị và cơ đồ rộng lớn của ông. Ông đã dập tắt cuộc nổi dậy nguy hiểm tại Chechnya và ổn định tình hình tại đây, khiến một nước cộng hòa Chechnya phiến loạn trở lại thực sự là một phần của nước Nga.
Trong hai nhiệm kỳ đầu từ năm 2000-2008, nền kinh tế Nga được hồi phục lại từ thời những năm 1990. Thi hành luật pháp, xây dựng hình ảnh và dập tắt chỉ trích, ông củng cố lại những gì hỗ trợ mình một cách vững chắc và chiến thắng với 72% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004.
Một nhóm những người có địa vị cao tại Mỹ và châu Âu khăng khăng rằng mục đích tối hậu của ông Putin là xây dựng lại Liên Xô trước đây để thống trị thế giới. GDP của Nga sau 18 năm khôi phục là 1,4 nghìn tỷ USD so với 20 nghìn tỷ của Mỹ và hơn 17 nghìn tỷ của liên minh châu Âu. Ngân sách quốc phòng của Nga là 61 tỷ USD so với 250 tỷ USD của NATO (trừ Mỹ) và hơn 700 tỷ USD của Mỹ. Những tin đồn nhảm chưa bao giờ đề cập tới chuyện Nga lấy tiền ở đâu để tấn công và chiếm lại các tỉnh thời Liên Xô cũ chưa kể là chế ngự thế giới. Ông Putin không như một số người Mỹ vô cùng kiêu ngạo, nhận thức rõ từ kinh nghiệm của Liên Xô rằng các đế chế bị bòn rút nhiều hơn những tài nguyên được tăng lên.
Tổng thống Mỹ George W. Bush có vẻ rất thân thiết với tổng thống Nga
Chinh phục thế giới là một chuyện nhưng ném đế chế Mỹ vào một mớ bòng bong là chuyện khác. Ông Putin chắc đã mỉm cười khi ông George W. Bush xâm lược Afghanistan để truy lùng Osama bin Laden - được cho là chủ mưu vụ tấn công ngày 11.9. Nhưng sự ngạo mạn của Mỹ đã dẫn dắt đất nước này đến kết quả tốt nhất là sa lầy và tệ nhất là một nghĩa địa với một chuỗi những cuộc xâm lăng đẫm máu.
Những người tự vệ chiến đấu trên mảnh đất của họ có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với những lực lượng chiếm đóng, làm cho những cuộc xâm lược thông thường hầu như thất bại. Với những vũ khí rẻ tiền thường được cũng cấp bên ngoài đất nước như lựu đạn, mìn, thiết bị nổ tự chế, tên lửa vác vai đã hạ được những chiếc xe tăng đắt tiền, pháo, máy bay và các nhân viên quân sự. Các lực lượng nổi dậy hiểu ngôn ngữ và lãnh thổ, họ được hỗ trợ của dân địa phương, họ có thể đặt các quả bom điều khiển từ xa và trà trộn vào trong dân chúng. Họ không cần đi đâu mà chỉ cần chờ đợi tới khi những kẻ xâm lược mất hết nhuệ khí và ủng hộ chính trị phải trở về đất nước.
18 năm sau cuộc xâm lược của Mỹ vào Afghanistan, ông Putin vẫn đang mỉm cười. Với mỗi thất bại quân sự kể từ đó, Mỹ lại càng tham chiến một cách nhiều hơn và phải gánh chịu cái giá phải trả lớn lao bằng cả của cải và máu. Iraq, Libya, Syria, Yemen, Somalia: Mỹ nói về việc sẽ để cho kẻ thù tự diệt vong. Và như thế Mỹ tiếp tục quăng mình vào một vũng lầy sau một vũng lầy khác và ngày càng ngập sâu hơn vào nợ nần.
Vào thời Barack Obama, quan hệ Mỹ - Nga không mấy mặn mà khi ông Putin quyết định sáp nhập Crimea và đưa quân vào Syria
Trong khi đó Nga, một trong những nước phát triển trên thế giới có tỷ suất nợ thấp nhất, có kho vàng lớn và đã trả hết nợ cho Mỹ...
Một trong những cuộc can thiệp tại Trung Đông của Nga là Syria. Chiến lược không may mắn của tổng thống Obama (để thay đổi chế độ hay tiêu diệt khủng bố) đã khiến Mỹ tự mâu thuẫn với chính mình. Ông Putin không cho phép sự hỗn loạn đó xảy ra và đã giúp tổng thống Bashar al-Assad đảo ngược tình thế đánh lại các nhóm nổi dậy.
Mỹ cũng dự định làm điều tương tự. Tổng thống Nga đã củng cố trục người Shi'a tại Iran, Iraq, người Alawite Syria, nhóm Hezbollah - đã gây cho Israel, Ả rập Xê-út và những người theo trường phái diều hâu của Mỹ tức tối trong nhiều năm. Các nhóm phiến quân bỏ chạy và tất cả đều nói Nga là một thế lực không thể bỏ qua ở Trung Đông.
Tháng 9.2015, ông Putin quyết định giúp đỡ chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad
Ông Putin đã ghi điểm về địa chính trị. Ông đã đứng vững nhờ các đồng minh, điều này tương phản với sự lạc lõng của Mỹ với những đồng minh và mục tiêu luôn thay đổi. Cuộc xung đột đã đẩy hàng trăm nghìn người tị nạn tới châu Âu. Sự can thiệp của Nga đã làm đảo chiều dòng chảy. Những tâm hồn lành mạnh tại châu Âu cần đặt câu hỏi về sự phục tùng của châu Âu với Mỹ và NATO.
Putin đã thể hiện sự sửng sốt khi NATO mở rộng tới biên giới của nước Nga, đặc biệt là viễn cảnh NATO có thể sẽ kết nạp thành viên là Ukraine. Trong khi, sự e ngại như vậy là hoàn toàn có thể hiểu được, việc mở rộng NATO gây ảnh hưởng tới Mỹ nhiều hơn Nga. Mỹ không can thiệp khi Nga lâm chiến với Georgia, sáp nhập Crimea, tạo nên vùng xung đột đóng băng ở Ukraine. Vì sao? Vì nhiều người tại Washington đã nhìn lên bản đồ và xác định rõ, quyết định của Nga có lợi thế về mặt địa lý và nếu hành động thì sẽ không có lợi lộc gì.
NATO khiến cho các thành viên của mình giống các con tin như Lithuania, Montenegro và Croatia, luôn luôn dao động. Mỹ phải đảm bảo hiệp ước sẽ gây chiến để bảo vệ những nước nhỏ và xa mà chỉ cách nước Nga một tầm với. Mỹ phải chi nhiều tiền của, phải đóng quân và duy trì các căn cứ quân sự để bảo vệ yếu tố địa chính trị mang giá trị nhỏ bé. Ông Putin cũng sẽ mỉm cười với những nỗ lực vô giá trị mà ông sẽ quét sạch.
Trái ngược với những người tiền nhiệm, tổng thống Mỹ có mối quan hệ khá nồng ấm với tổng thống Nga.
Ông chẳng cần nhấc ngón tay lên để quật ngã đảng dân chủ và phái "diều hâu" của Mỹ, và những sự bợ đỡ họ trên truyền thông và cộng đồng tình báo luôn kháo chuyện về những bằng chứng bịa đặt cho rằng ông và ông Trump đã cấu kết để loại bà Hillary Clinton khỏi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đó chính là sự điển hình của những trục trặc trong nền chính trị Mỹ.
Ông Trump nhất quyết phải đưa Mỹ ra khỏi mớ bòng bong đó. Đó là sự cần thiết nếu Mỹ muốn cải tổ và khôi phục. Cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin và cuộc họp báo chung sau đó đã khiến kẻ thù của ông Trump vô cùng tức giận nói đó là sự "hổ thẹn" và "mưu phản". Ông đã bất chấp những kẻ như vậy, không lo sợ và chỉ đưa ra một vài lời chua chát, gay gắt trên twitter gợi ra rằng ông đang có một kế hoạch riêng. Và phe đối lập với ông Trump thì sôi máu, chiến thuật đối phó của họ với tổng thống Mỹ thì yếu đuối và tuyệt vọng.
Kế hoạch của ông Trump có thể làm phát sinh một vụ kiện chống lại một danh sách dài các nghi phạm gây trở ngại với pháp luật, với âm mưu và tội mưu phản ngay vào thời điểm bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Đây là cảm nhận chứ không phải là giả thuyết nhưng cũng không phải là chuyện sét đánh nếu điều đó xảy ra. Nếu điều này không phát sinh ở giữa nhiệm kỳ của ông Trump thì nó cũng sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Theo VietTimes