Tham dự Lễ hội có Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố; cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách thập phương.

râu số 10 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Lưu Đình Toàn Quyền và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm cùng giành giải Ba.
Ông trâu số 10 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Lưu Đình Toàn Quyền và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm cùng giành giải Ba

Tham gia Lễ hội năm nay gồm 16 trâu, trong đó mỗi phường 2 trâu và 4 chủ trâu đạt giải Nhất, Nhì, đồng giải Ba năm 2023 mỗi người được đăng ký tham gia 1 suất trâu. Ban Tổ chức Lễ hội quận đã tiến hành kiểm tra trâu 3 đợt nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của Quy chế tổ chức Lễ hội.

Trong thời tiết thuận hoà, các kháp đấu diễn ra an toàn, sôi nổi, hấp dẫn, trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn của ông chủ trâu Lưu Đình Khang đã xuất sắc giành chức vô địch; trâu số 7 đến từ phường Ngọc Xuyên của ông chủ trâu Nguyễn Ngọc Hùng giành giải Nhì; trâu số 10 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Lưu Đình Toàn Quyền và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm cùng giành giải Ba. 

Ban Tổ chức trao giải cặp trâu chọi hay nhất cho trâu số 14 đến từ phường Vạn Hương của ông chủ trâu Đinh Xuân Thủy và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm
Ban Tổ chức trao giải cặp trâu chọi hay nhất cho trâu số 14 đến từ phường Vạn Hương của ông chủ trâu Đinh Xuân Thủy và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức trao giải cặp trâu chọi hay nhất cho trâu số 14 đến từ phường Vạn Hương của ông chủ trâu Đinh Xuân Thủy và trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm; trao giải trâu có miếng đánh hay nhất cho trâu số 13 đến từ phường Hợp Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm.

Theo truyền thống hàng năm, Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch, nhưng năm nay do chịu thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3, quận Đồ Sơn đã xin chuyển lịch tổ chức phần Hội để khắc phục thiệt hại sau bão. Các nội dung phần Lễ vẫn được tổ chức theo thời gian và nghi thức truyền thống. 

Đây là lễ hội dân gian truyền thống, gắn liền với tục thờ cúng thuỷ thần và hiến sinh đã có từ rất lâu đời của người dân miền biển Đồ Sơn. Lễ hội lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá tâm linh, bản sắc văn hóa mang tính cộng đồng, thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn với khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ biển cả, cầu mong phong điều vũ thuận, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, đời sống Nhân dân ấm no, hạnh phúc.. Lễ hội có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp vùng đồng bằng với những yếu tố văn hoá của cư dân ven biển, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam và gắn liền với chiều dài lịch sử, sự phát triển của vùng đất, con người Đồ Sơn.

trâu số 7 đến từ phường Ngọc Xuyên của ông chủ trâu Nguyễn Ngọc Hùng giành giải Nhì
Ông trâu số 7 đến từ phường Ngọc Xuyên của ông chủ trâu Nguyễn Ngọc Hùng giành giải Nhì

Trải qua 35 năm khôi phục và phát triển, công tác tổ chức Lễ hội đã được nâng tầm về chất lượng, đồng thời vẫn giữ nguyên những yếu tố dân gian, những giá trị văn hoá truyền thống, trở thành di sản văn hoá quý báu, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của cả nước nói chung và của vùng đất Đồ Sơn, Hải Phòng nói riêng. 

Với ý nghĩa và giá trị nhân văn đó, năm 2012, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”. Qua đó đã thể hiện giá trị văn hoá tâm linh, sức sống nội sinh, bền lâu, mạnh mẽ của Lễ hội trong đời sống tinh thần của Nhân dân. Đây là niềm vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Đồ Sơn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển Lễ hội, đưa Lễ hội trở thành nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến tham dự, cổ vũ. 

Hải Phong (t/h)