Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông Trump đã sẵn sàng phát động một cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc

Ông Donald Trump không phải là không có lý khi cho rằng Trung Quốc đang duy trì những lợi thế thương mại lớn cho mình một cách thiếu công bằng và minh bạch với phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ, và để giải quyết tình trạng đó phải cần đến một cuộc chiến thương mại.

THCL - Ông Donald Trump không phải là không có lý khi cho rằng Trung Quốc đang duy trì những lợi thế thương mại lớn cho mình một cách thiếu công bằng và minh bạch với phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ và để giải quyết tình trạng đó, phải cần đến một cuộc chiến thương mại.

Ông Trump đã sẵn sàng phát động một cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc - Hình 1

Hội nghị Thượng đỉnh APEC vừa kết thúc tại Peru đã tạo ra hình ảnh về một nước Mỹ ngày càng lún sâu vào chủ nghĩa bảo hộ với vị Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, và một Trung Quốc nổi lên như biểu tượng cho sự thúc đẩy và đề cao tầm quan trọng của tự do thương mại trên thế giới. Nó khiến cho lời kêu gọi về các biện pháp cứng rắn của Donald Trump, bao gồm buộc tội Trung Quốc thao túng tỷ giá và xem xét nâng thuế với hàng hóa nhập khẩu của nước này lên 45%, trông có vẻ giống như động thái khơi mào một cuộc chiến thương mại nguy hiểm.

Tuy nhiên, ông Donald Trump không phải là không có lý khi cho rằng Trung Quốc đang bằng nhiều cách khác nhau duy trì những lợi thế thương mại lớn cho mình một cách thiếu công bằng và minh bạch với phần còn lại của thế giới, và để giải quyết tình trạng đó phải cần đến một cuộc chiến thương mại.

Những con số chênh lệch khổng lồ về cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến cho lời kêu gọi về các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump có thể bị hiểu sai. Đúng là Trung Quốc đang đạt được thặng dư thương mại khổng lồ trong quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ hàng năm, chẳng hạn như trong năm 2015 lên tới khoảng 360 tỉ USD, và các biện pháp như tăng mức áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 45% của ông Trump là nhằm giảm mức chênh lệch kể trên.

Nhưng ông Donald Trump đã nói đúng ở ít nhất một điểm đó là Trung Quốc đang duy trì một quan hệ kinh tế - thương mại không lành mạnh và công bằng với phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, dù đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn đang là một trong những nền kinh tế lớn có mức độ khép kín cao nhất trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, mức thuế trung bình đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc hiện đang ở mức cao hơn rất nhiều so với mức trung bình. Mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ hiện chỉ khoảng 3 - 4%, trong khi ở Trung Quốc lên tới 9,9%, cao hơn so với các nền kinh tế xếp sau về độ lớn của thuế nhập khẩu trung bình như Nga, Nam Phi, Myanmar hay Colombia.

Ngoài mức thuế nhập khẩu lớn, Trung Quốc cũng đang là một trong những nước có hệ thống rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc diện cao nhất thế giới. Các công ty nước ngoài bị hạn chế đầu tư ở Trung Quốc trong hàng loạt các lĩnh vực, từ các sản phẩm nông nghiệp như bông và thuốc lá cho đến các ngành khai khoáng và luyện kim, rào cản đầu tư đặc biệt dày đặc ở các lĩnh vực trọng yếu như tài chính và ngân hàng.

Trong khi đặt ra rất nhiều rào cản với các công ty đầu tư nước ngoài tại thị trường nội địa của mình, Trung Quốc lại gần như không bị hạn chế gì khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng 53%, đạt khoảng 134 tỉ USD. Phòng Thương mại Mỹ và Liên minh châu Âu đã nhiều lần lên tiếng về sự thiếu công bằng trong đầu tư kể trên, và dẫn đầu làn sóng yêu cầu các chính phủ Mỹ và châu Âu xem xét cấm bán các công ty, thương hiệu và dự án cho phía Trung Quốc trừ phi Bắc Kinh cũng nới lỏng các hạn chế về đầu tư tại thị trường nội địa của mình một cách tương xứng.

Điển hình cho sự thiếu công bằng này là việc tập đoàn Wanda của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm đã mua lại một hãng phim lớn tại Hollywood, trong khi đó chính phủ Trung Quốc lại đang hạn chế chiếu phim nước ngoài tại các rạp trong nước, và chỉ cho phép khoảng 34 phim mỗi năm mà thôi.

Trên thực tế, lời kêu gọi các biện pháp trừng phạt kinh tế với Trung Quốc của ông Donald Trump cũng không phải là lần đầu tiên một vị tổng thống Mỹ thực hiện điều này. Tổng thống Ronald Reagan đã từng thực hiện điều tương tự đối với Nhật Bản vào những năm 80. Bằng cách đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu thông qua tăng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, ông Reagan đã buộc các công ty Nhật phải thiết lập các công ty con ở Mỹ để sản xuất hàng hóa nếu như không muốn bị áp đặt các loại thuế trên, qua đó tạo ra rất nhiều việc làm tại Mỹ cũng như giảm thâm hụt thương mại hai chiều theo hướng có lợi cho Mỹ.

Ông Donald Trump, vốn là một người rất ngưỡng mộ Ronald Reagan, nhiều khả năng sẽ làm lại điều tương tự nhưng lần này là với Trung Quốc. Và trong cuộc chiến này, ông Trump không đơn độc mà có không ít đồng minh, từ các nước thành viên EU cho đến các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang hứng chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Nhàn Đàm - Motthegioi/Bloomberg

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.