Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phải cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn của Bộ Công Thương có nội dung gì?

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Ảnh internet.
Phải cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ảnh internet.

Chỉ thị nêu rõ, để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2024 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường, đồng thời nghiêm túc thực hiện các công việc sau:

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, đánh giá năng lực sản xuất, nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phải cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ảnh internet.
Phải cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ảnh internet.

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết; phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền kết hợp tạo nguồn hàng phục vụ Tết.

Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như: Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng…

Các địa phương cũng có trách nhiệm chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn dự trữ đầy đủ có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra việc duy trì bán hàng và thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, kiểm tra chất lượng, đo lường, giá bán xăng dầu lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, chú trọng kiểm tra về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trên địa bàn. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các Hội chợ Xuân, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tiết kiệm trên địa bàn…

Đối với các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa phục vụ Tết cần chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu; thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết.

Các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động phương thức vận hành và huy động các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trong dịp Tết.

Ảnh internet.
Phải cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ảnh internet.

Đối với các đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh...) chủ động triển khai các chương trình bình ổn thị trường, tham gia các chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm an toàn; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là các khu vực nông thôn, hải đảo nhằm cung ứng tốt hàng hóa bình ổn nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân; tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ cho người dân diện chính sách, người dân ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, thực hiện nghiêm túc tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được phân giao, có kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp dịp cuối năm và trước, trong, sau Tết Nguyên đán, không để gián đoạn nguồn cung xăng trong hệ thống kinh doanh; tăng cường kiểm soát chất lượng, giá bán, đo lường trong hệ thống phân phối, tránh gian lận trong kinh doanh xăng dầu; thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian bán hàng tại các điểm bán lẻ xăng dầu và bảo đảm công tác an toàn phòng chống cháy nổ.

Các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để phối hợp đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.

Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, kinh doanh, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tuỳ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng trong giai đoạn cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống…

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.