Nhà máy Đạm Cà Mau đang nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải, hướng đến mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2050.
Nhà máy Đạm Cà Mau đang nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải, hướng đến mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2050.

Đa dạng giải pháp giảm phát thải và tiết giảm tiêu hao năng lượng

Một trong những giải pháp quan trọng đang được Công ty triển khai là tận dụng và thu hồi tối đa nguồn CO2 dư cũng như CO2 từ khí thải để gia tăng sản lượng urê và sản xuất CO2 thực phẩm. Với lộ trình cụ thể, công ty đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm phát thải tương đương 7%, đến năm 2050 giảm lượng phát thải này xuống mức “0” - tức là trung hòa carbon hoàn toàn.

Bên cạnh việc giảm phát thải, Công ty cũng luôn tăng cường tiết kiệm năng lượng. Kể từ năm 2012, Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm tiêu hao năng lượng và nâng công suất Nhà máy. Theo đó, kết quả tiết giảm tương đương 12% tổng tiêu hao năng lượng sản xuất phân bón, công suất Nhà máy vận hành ở tải 115-116%.

Những nỗ lực này đã được ghi nhận khi năm 2022, Công ty được Haldor Topsoe - Tổ chức uy tín về môi trường công nhận nằm trong Top 10% nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới, minh chứng cho cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm môi trường. 

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc PVCFC cho biết: “Việc tiết giảm tiêu hao năng lượng luôn là mục tiêu quan trọng xuyên suốt của Phân bón Cà Mau. Việc này đã được thực hiện từ giai đoạn thành lập và đã đóng góp rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh; đây cũng là hành động nhằm hiện thực hóa định hướng chiến lược phát triển bền vững của Công ty”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc PVCFC cho biết: “Việc tiết giảm tiêu hao năng lượng luôn là mục tiêu quan trọng xuyên suốt của Phân bón Cà Mau. Việc này đã được thực hiện từ giai đoạn thành lập và đã đóng góp rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh; đây cũng là hành động nhằm hiện thực hóa định hướng chiến lược phát triển bền vững của Công ty”.

Ứng dụng công nghệ cao để giảm phát thải

Nhóm phân bón NPK Cà Mau - công nghệ Poly Phosphate độc quyền duy nhất tại Việt Nam được sản xuất trên nền dịch urê hóa lỏng, nhờ đó giúp cây hấp thụ dưỡng chất hiệu quả, hạn chế thất thoát dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí canh tác và góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường.

Nhóm phân khoáng phức hợp và phân bón đơn như: DAP Cà Mau, Kali Cà Mau và đặc biệt là các loại đạm được bổ sung hoạt chất biostimulant hoặc vi sinh có lợi cho cây trồng như N46.Plus, N46.True, N46.C+, N.Humate+TE, Urea Bio Cà Mau giúp tiết kiệm lượng phân bón, tăng năng suất, phù hợp với sản xuất nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Anh Hoàng Văn Tiệu (xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đã sử dụng phân bón Cà Mau nhiều năm qua.
Anh Hoàng Văn Tiệu (xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đã sử dụng phân bón Cà Mau nhiều năm qua.

Nhóm phân bón hữu cơ OM CAMAU được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cao cấp chứa hàm lượng hữu cơ hữu hiệu cao, tinh chất hữu cơ gồm amino acid, axit humic và axit fulvic, cùng tỉ lệ đạm - lân - kali cân đối, giúp cây trồng gia tăng hấp thụ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

Bên cạnh việc giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng và cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng, Công ty đang tích cực xây dựng cộng đồng nông dân cùng phát triển “Bền vững hơn - Thịnh vượng hơn”.

Từ đầu năm 2024, Công ty đã kết hợp với Đài Truyền hình Việt Nam cùng thực hiện chuỗi phóng sự “Thức giấc với mùa vàng”, phát sóng vào 5h40 sáng thứ ba và Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1 để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong canh tác mùa vụ và bí quyết gặt hái mùa vàng của các nông dân cấp tiến để cùng lan tỏa tích cực tinh thần phát triển nông nghiệp bền vững trong cộng đồng.

Nguyễn Duyên