Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển nông nghiệp thông minh: Liên kết giữa ngành nông nghiệp và khoa học là tất yếu

Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VCAC), muốn có một nền nông nghiệp thông minh cần phải có nguồn nhân lực thông minh. Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp khoa học là tất yếu để tạo ra sức mạnh tổng thể, phát triển nông nghiệp Xanh - Tuần hoàn - Bền vững.

Xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh

Sau gần 40 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn là ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành nông sản năm 2023 đạt 26,4 tỷ USD, tăng trên 17% so với năm 2022. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp được đánh giá là chưa bền vững, năng suất hiệu quả chưa cao…

Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là lĩnh vực mới ở Việt Nam, là xu hướng được nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã ứng dụng chứng minh được tính hiệu quả, góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp thông minh của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và chưa đạt được như kỳ vọng.

Phát biểu tại Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0 được tổ chức chiều nay 23/7, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. 

Quang cảnh buổi diễn đàn
Quang cảnh Diễn đàn

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,15%; lâm nghiệp tăng 5,34%; thủy sản tăng 3,76%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

“Với kết quả này, ngành nông nghiệp tự tin nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm lên 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ đầu năm”, ông Hoàng Quang Phòng chia sẻ.

Trong bối cảnh nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức do sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp, Phó Chủ tịch VCCI nhận định nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, thâm dụng lao động và dựa vào tài nguyên. Cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.   Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã lan tỏa rộng rãi với sự nỗ lực của nhiều quốc gia trong chuyển đổi số dẫn tới sự phát triển nhanh chóng, đồng thời chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, như xung đột địa chính trị, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thu hẹp diện tích canh tác, trái đất nóng lên, xâm nhập mặn,… thì việc thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là rất cấp thiết.

Đặc biệt, với ngành nông nghiệp Việt Nam có chủ thể là hàng chục triệu nông dân với quy mô sản xuất còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ chưa cao, năng suất lao động thấp dễ tổn thương và chịu nhiều tác động của sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp. 

Bởi vậy, ông Hoàng Quang Phòng nhận định, cần tiếp cận theo hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên ứng dụng công nghệ cao, chứ không đơn thuần chỉ là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cũng chính vì vậy, phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ 5.0 vào nông nghiệp sản xuất hàng hoá đang là một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã áp dụng và đã chứng minh được tính hiệu quả, góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành nông nghiệp. 

Hướng phát triển bền vững kể trên cũng chính là cơ hội được tạo ra trên nền tảng công nghệ 5.0. Trong khi Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa robot, trí thông minh nhân tạo, thiết bị kết nối mạng nhanh và dữ liệu lớn trong một môi trường sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhanh chóng của các nhà máy công xưởng phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ thì Cách mạng công nghiệp 5.0 lại tập trung vào sự hợp tác giữa con người và máy móc, qua đó nâng cao kỹ năng của người công nhân, cung cấp giá trị gia tăng trong sản xuất dẫn đến tùy biến và cá nhân hóa các sản phẩm hàng hóa. 

Ông Phòng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 là cơ hội to lớn đối với ngành nông nghiệp khi việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại song hành với người sản xuất, doanh nghiệp và Nhà nước đầu tư, góp phần nâng cao kĩ năng, trình độ và năng lực đủ để thích ứng với công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm đa giá trị. 

Đặt trọng tâm vào doanh nghiệp nông nghiệp

Tại Diễn đàn, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VCAC) nêu quan điểm, để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành nền tảng của nền nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững, cách thức tiếp cận cần đặt trọng tâm vào các tổ chức khoa học và doanh nghiệp nông nghiệp trong các hoạt động đầu tư.

Ông Thắng cho rằng, muốn có một nền nông nghiệp thông minh cần phải có nguồn nhân lực thông minh. Trên thực tế, tại Việt Nam, người nông dân nói riêng cũng như đội ngũ nhân lực làm nông nghiệp nói chung, phần lớn còn đang làm nông nghiệp theo các phương thức truyền thống. Kinh nghiệm, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp, chưa có nhiều mô hình liên kết chặt chẽ và bền vững.

Chính vì vậy, ông Thắng nhấn mạnh: "Việc liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp khoa học là tất yếu, phải được tổ chức như một thiết chế hợp tác đầu tư, sản xuất và kinh doanh để tạo ra sức mạnh tổng thể, phát huy nguồn lực, xây dựng nền tảng để phát triển nông nghiệp Xanh - Tuần hoàn - Bền vững".

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại diễn đàn
Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Theo ông Thắng, hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi mô hình hoạt động đơn lập thành mô hình tích hợp, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tận dụng tối đá các nguyên liệu, phế phụ phẩm, tái chế chúng thành các sản phẩm, hàng hóa, tạo thành cơ chế sản xuất tuần hoàn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững. Đó là: Hiệu quả kinh tế - Anh sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Do đó, ông Thắng kiến nghị, Nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng tích cực, cởi mở để có chính sách phù hợp cho các hoạt động liên kết và hợp tác đầu tư vào nông nghiệp cho cả hai khu vực “công – tư”. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp khoa học đang thuộc sở hữu Nhà nước nhưng đã được giao tự chủ cần làm rõ hơn quyền tự chủ của các tổ chức này. Các tổ chức khoa học được giao tự chủ, tự cân đối tài chính, tự thu, tự chi cần phải được giao quyền tự quyết việc dùng tài sản Nhà nước được giao để tham gia hợp tác, đầu tư trên nguyên tắc không làm mất quyền sở hữu Nhà nước.

Đồng thời, Nhà nước sớm ban hành các quy định đủ mạnh để có một khuôn khổ pháp lý cho các mô hình kinh tế mới, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn theo hướng đi mới. Các mô hình hợp tác phát triển và đổi mới sáng tạo cần được cho phép thực hiện theo hình thức thử nghiệm, thí điểm theo cơ chế mở, không bị chi phối bởi các quy định cũ trên nguyên tắc chỉ làm những gì pháp luật không cấm.

Các mô hình đổi mới - sáng tạo được phép làm thí điểm, thử nghiệm sẽ được quy định thời gian thử nghiệm, thí điểm theo đề xuất và phải được tổng kết, đánh giá những ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chế của mô hình, từ đó làm cơ sở để cơ quan chức năng hoàn thiện thể chế cho loại hình đó.

Cuối cùng, ông Thắng đề nghị Chính phủ sớm ban hành các quy định theo hướng mở để có cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng trong việc bắt tay hợp tác – liên kết đầu tư phát triển ngành nông nghiệp của các doanh nghiệp nông nghiệp và tổ chức, doanh nghiệp Khoa học để mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp thông minh, sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển dựa trên lợi thế địa phương theo hướng hiện đại, gắn khoa học – công nghệ với năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững….

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Thứ trưởng Lê Minh Ngân lý giải đấu giá đất cao gấp nhiều lần khởi điểm ở Hà Nội
Thứ trưởng Lê Minh Ngân lý giải đấu giá đất cao gấp nhiều lần khởi điểm ở Hà Nội

Theo Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân Sau thì khi có kết quả đấu giá quyền sử dụng đất và phản ánh của báo chí, dư luận, cơ quan chức năng hiện đã chủ động chỉ đạo rà soát nắm bắt tình hình giao dịch trên địa bàn, đặc biệt đối với các lô đất đấu giá.

Tính đến ngày 7/9, dư nợ tín dụng tăng 7,75%; tỉ giá ổn định
Tính đến ngày 7/9, dư nợ tín dụng tăng 7,75%; tỉ giá ổn định

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết: Sáng 7/9, báo cáo tại cuộc họp Chính phủ, dư nợ tín dụng tăng 7,75%, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp ô tô bị cây đổ đè do bão, có được công ty bảo hiểm đền bù?
Trường hợp ô tô bị cây đổ đè do bão, có được công ty bảo hiểm đền bù?

Cơn bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề cho Hà Nội. Hàng trăm cây xanh gãy đổ, nhiều ô tô bị đè bẹp, gây thiệt hại lớn về tài sản. Vậy, trường hợp ô tô bị cây đổ đè do bão, có được công ty bảo hiểm đền bù là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024
Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.

Tỷ giá USD hôm nay 8/9: Ghi nhận giảm tuần trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 8/9: Ghi nhận giảm tuần trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 8/9 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 22 đồng, hiện ở mức 24.202 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,50%, xuống mức 101,19.

Đà Nẵng: Trường Đại học Bách khoa trao bằng tốt nghiệp cho gần 600 học viên, sinh viên
Đà Nẵng: Trường Đại học Bách khoa trao bằng tốt nghiệp cho gần 600 học viên, sinh viên

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng là trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu. Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh được đào tạo tại đây luôn được các cơ sở tuyển dụng đánh giá cao và không ít trong số đó thành công, thành danh, nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong công cuộc dựng xây đất nước.