Sáng nay, 26/08, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc của Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ với UBND TP. Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Cuộc làm việc diễn ra tại trụ sở UBND Thành phố, có kết nối trực tuyến với tất cả các quận, huyện của thành phố.
Nhận diện điểm nghẽn
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ, “thúc đẩy đầu tư và giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Các công trình hoàn thành sẽ là điều kiện quan trọng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác”.
Phó Thủ tướng đề nghị phân loại, làm rõ các nhóm dự án đã ghi vốn đầu tư nhưng chưa khởi công được; nhóm dự án, công trình đã có nhà thầu, có mặt bằng nhưng chậm tiến độ cũng như làm rõ các nguyên nhân, vướng mắc trong các khâu, từ thủ tục đầu tư đến giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng…
“Từ thực tiễn địa phương, nhận diện các vấn đề để đưa ra giải pháp đẩy mạnh giải ngân từ nay đến cuối năm 2022, vừa bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa bảo đảm đưa các công trình vào hoạt động sớm, phát huy hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
Báo cáo Phó Thủ tướng và Tổ công tác, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Hà Minh Hải cho biết, năm 2022, thành phố được giao 51.583 tỷ đồng. Đến 22/08, toàn thành phố giải ngân được 13.843 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
“Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề không mới nhưng vẫn nan giải trong việc thực hiện các dự án. Trọng tâm là khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, quỹ nhà tái định cư…”, ông Hà Minh Hải nói. Giá nguyên nhiên vật liệu tăng cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. “Có tâm lý thi công cầm chừng để chờ hướng dẫn điều chỉnh, chính sách bù giá vật liệu xây dựng”.
Ông Hải cũng cho rằng giải ngân đầu tư công có tính đặc thù là giải ngân các tháng đầu năm thường thấp và tăng mạnh vào các tháng cuối năm vì cần thời gian để thi công, tích luỹ khối lượng đủ để nghiệm thu, phụ thuộc vào tiến độ hợp đồng và tạm ứng.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn, năm 2022, thành phố đã phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư với 110 dự án. Trong 110 dự án này thì có 67 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng với số vốn hơn 3.100 tỷ đồng, trong đó dự án có số vốn lớn nhất là 170 tỷ đồng, nhỏ nhất là hơn 02 tỷ đồng. Có 23 dự án đã được bố trí vốn nhưng chưa khởi công.
“Tới đây, thành phố sẽ phân cấp cho các quận, huyện phê duyệt giá thực hiện giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh công tác này”, lãnh đạo Sở KHĐT nói.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ, tốc độ giải ngân thấp là điều thực sự lo lắng. Thành phố đã thành lập 6 đoàn công tác, do các phó chủ tịch làm trưởng đoàn để kiểm tra, tháo gỡ, đôn đốc.
“Có dự án đã có nguồn vốn, có tên dự án, đã nhìn thấy việc nhưng chưa giao cho ai nhiệm vụ chủ đầu tư”, ông Trần Sỹ Thanh nêu tồn tại trong khâu chuẩn bị dự án, “chúng tôi sẽ phân loại, tách ra từng nhóm dự án: Đã đấu thầu, đã khởi công hay khởi công xong mà không chạy thì vướng gì”.
Về giải phóng mặt bằng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác này, ông Trần Sỹ Thanh lấy ví dụ về việc xác định yếu tố giá cho từng dự án. “Kể cả cùng địa bàn quận nhưng mỗi dự án có hệ số giá khác nhau, lại dồn hết lên Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét phê duyệt. Nếu tắc ở đây thì tắc hết”.
14 cơ quan, đơn vị gồm 9 bộ, cơ quan Trung ương và 05 địa phương dự họp là các cơ quan được giao đầu tư nhiều công trình dự án quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước.
Chiều 01/08, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư để đủ điều kiện khởi công cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng ngay trong năm 2022.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo đến tháng 07/2023 phải hoàn thành toàn bộ việc san lấp mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nếu nhà thầu chậm tiến độ thì phải thay ngay.
Hà Tĩnh điều chỉnh và đặt mục tiêu giai đoạn 2026-2030 phát triển mới khoảng 6.905.690 m2 sàn nhà ở, diện tích sàn bình quân đầu người phấn đấu đạt khoảng 34,9 m2.
Đó là thông tin tại Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoan 2023-2025 vừa được thông qua ngày 24/10/2024.
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng dầu, điều hoà nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, được người dân tiêu dùng nhiều nên đề nghị không đưa vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Tại TP. Đà Nẵng việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tiến độ đều rất chậm do gặp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Điều này, càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.