Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn

Tại “Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả” của BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn được tổ chức mới đây, các đại biểu đánh giá: Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp... TH&CL trích đăng một số ý kiến về vấn đề này.

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn - Hình 1

PCT, Trưởng BCĐ 389 Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng

PCT, Trưởng BCĐ 389 Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng:

"Không chủ quan, lơ là công tác đấu tranh"

Tình hình buôn lậu, GLTM và hàng giả 6 tháng đầu năm diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường, nếu các lực lượng chức năng lơ là việc đấu tranh, thì nguy cơ dẫn đến bùng phát, mất kiểm soát tình hình là rất cao.

Để công tác đấu tranh chống vấn nạn này đạt hiệu quả, trong những tháng cuối năm, các đơn vị, địa phương cần thực hiện một số nhiệm vụ:

Tại khu vực biên giới, lực lượng Biên phòng chủ trì phối hợp với ngành hải quan chốt chặt những điểm quy định, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu và XNC trái phép - không để hình thành những đường dây, tụ điểm buôn lậu khu vực biên giới - xử lý nghiêm cán bộ có biểu hiện tiêu cực - phối hợp tốt với hải quan để quản lý hàng XNK, hàng tạm nhập tái xuất.

Lực lượng hải quan, tiếp tục tổ chức kiểm soát chặt chẽ hàng NK trên địa bàn; phòng chống buôn lậu, hàng giả, an toàn VSTP; phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ - siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính về công tác cán bộ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức thực thi nếu có biểu hiện tiêu cực.

Cục QLTT chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc, tăng cường công tác kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, kinh doanh xăng dầu, rượu, mỹ phẩm. Tích cực giám sát, xử lý vi phạm hành chính bán hàng đa cấp, ATTP, kinh doanh lâm sản, khoáng sản.

Các địa phương khu vực biên giới, tiếp tục quản lý tốt địa bàn và là cơ quan chủ trì chỉ đạo công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Thực hiện công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn quản lý. Không để phát sinh diễn biến phức tạp về buôn lậu trên địa bàn.

Các sở, ngành, thành viên BCĐ 389 tỉnh, các địa phương, chủ động triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong phạm vi, khu vực đơn vị kiểm soát - căn cứ chức năng nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ địa bàn quản lý.

Sở TT&TT tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền - chủ động đưa tin tuyên truyền về việc phát hiện, xử lý các vụ việc của các lực lượng thực thi, các gương tập thể, cá nhân tích cực, tiêu biểu trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương để tăng cường tuyên truyền công tác tuyên truyền chống buôn lậu, GLTM và hàng giả bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú hơn.

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn - Hình 2

Cục trưởng Cục QLTT, Nguyễn Văn Trường

Cục trưởng Cục QLTT, Nguyễn Văn Trường:

"Tiềm ẩn nhiều phức tạp"

Hoạt động mang vác, vận chuyển hàng hóa nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp tại một số đường mòn qua biên giới. Việc lợi dụng hóa đơn bán hàng để vận chuyển hàng hóa nhập lậu, tuy đã được cơ quan chức năng phối hợp thắt chặt quản lý, nhưng vẫn tồn tại với những thủ đoạn tinh vi hơn. Hoạt động buôn lậu hàng cấm, ngày càng tinh vi nhằm che giấu lực lượng chức năng.

Trong nội địa, một số loại hình kinh doanh như bán hàng trên hệ thống Internet, bán hàng đa cấp... chưa được quản lý chặt chẽ, có nguy cơ gây thất thu NSNN, gây bức xúc trong nhân dân.

Một số cán bộ, chiến sỹ còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, chỉ huy trong thực thi nhiệm vụ quản lý biên giới, địa bàn đấu tranh buôn lậu, GLTM và hàng giả, vận chuyển trái phép qua biên giới; còn để xảy ra hoạt động buôn lậu trên địa bàn phụ trách, để cơ quan báo chí phản ánh khiến cơ quan chủ quản và BCĐ 389 tỉnh phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân.

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn - Hình 3

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Đại tá Lê Quang Đạo

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Đại tá Lê Quang Đạo:

"Tăng cường sự phối hợp"

Tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn, hiện nay xuất hiện một số đối tượng người Mông tham gia mang vác, vận chuyển hàng lậu thuê qua các đường mòn, lối tắt, có diễn biến phức tạp. Vì vậy, các ngành, lực lượng chức năng và địa phương cần tăng cường công tác phối hợp, quản lý, giáo dục người dân không tham gia mang vác hàng lậu.

Công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả giữa các lực lượng thực thi khu vực biên giới (biên phòng, hải quan, QLTT) có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ. Do đó, thời gian tới, cần có quy chế phối hợp giữa các lực lượng này chặt chẽ, cụ thể hơn để đạt hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động tội phạm khu vực biên giới, nhất là tội phạm buôn bán ma túy xuyên biên giới diễn biến phức tạp. Vì vậy, BCĐ 389 tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh với loại tội phạm này.

Cần phải đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đấu tranh chống vấn nạn này trong thời gian 6 tháng cuối năm. Chủ động tăng cường công tác hợp tác quốc tế về công tác phối hợp chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới cần được chú trọng, thực hiện thường xuyên với phương châm 3 không “không tiếp tay, không tham gia, không vận chuyển” hàng lậu.

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn - Hình 4

Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389 huyện Cao Lộc, Nguyễn Duy Anh

Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389 huyện Cao Lộc, Nguyễn Duy Anh:

"Nhiều thủ đoạn tinh vi"

Tình hình buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như ma túy, tiền giả, pháo nổ… trên địa bàn rất tinh vi. Các đối tượng vận chuyển bằng nhiều hình thức (lợi dụng người lao động địa phương, cư dân biên giới thường xuyên qua lại) để cất giấu ma túy trong người và hành lý.

Bên cạnh đó, mặt hàng giả mạo nhãn hiệu được các đối tượng xếp lẫn cùng với hàng hóa khác trong các xe ô tô vận chuyển về tuyến sau tiêu thụ - hàng hóa vi phạm chủ yếu là giày thể thao, quần áo may sẵn giả mạo nhãn hiệu ADIDAS, NIKE…

GLTM diễn ra dưới các hình thức: Lợi dụng chính sách về thuế, chính sách thông thoáng về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa được phân luồng xanh, luồng vàng để khai báo sai tên hàng, số lượng thuế suất, mã số hàng hóa, xuất xứ.

Các nguyên nhân chủ yếu: Do địa bàn rộng, đường biên giới dài, có nhiều đường mòn, lối tắt, tạo điều kiện cho các đối tượng mang vác, nhập lậu và vận chuyển hàng hóa vi phạm vào nội địa. Hàng hóa nhập lậu có nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng, giá cả phù hợp với phần lớn điều kiện của người dân. Không ít người dân còn có tâm lý ham rẻ - vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng hoạt động buôn lậu để kiếm lời.

Phòng chống buôn lậu & gian lận thương mại: Đồng bộ & quyết liệt hơn - Hình 5

Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389 huyện Lộc Bình, Nguyễn Đặng Ân

Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ 389 huyện Lộc Bình, Nguyễn Đặng Ân:

"Địa bàn rộng, phức tạp"

Các lực lượng chức năng trong huyện tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, đã đạt những kết quả khả quan - đẩy lùi tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa nhập lậu - góp phần ổn định thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, GLTM và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp theo từng thời điểm. Các mặt hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng giả vẫn lén lút vận chuyển vào sâu trong nội địa dưới nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, hàng cấm ngày càng tinh vi, manh động. Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng chưa được thường xuyên, ảnh hưởng đến công tác nắm tình hình để đấu tranh, phòng chống vấn nạn buôn lậu.

Một số cư dân đường biên giới và khu vực vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức đúng các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh thực phẩm, hàng hóa nhập lậu. Địa bàn rộng, đường biên giới trải dài, địa hình có nhiều đường mòn, lối tắt, đã tạo điều kiện cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng để hoạt đông.

Hàng hóa nhập lậu có nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng, giá cả phù hợp với phần lớn điều kiện của người dân. Do đó, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giá rẻ, kém chất lượng của người dân còn nhiều – vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng buôn lậu hoạt động để kiếm lời...

Nguyễn Kiên - Đặng Sinh (Ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.