sản phẩm Ocop mang thương hiệu Đất Tổ là thông tin du lịch Phú Thọ và hình ảnh đồi chè Long Cốc.

chè được coi là sản phảm có giá trị kinh tế cao của tỉnh
Chè được coi là sản phảm có giá trị kinh tế cao của tỉnh.

Các sản phẩm nông sản, các sản phẩm được bày bán khá phong phú, đa dạng về chủng loại và đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, có đầy đủ các thông tin liên quan, đảm bảo chất lượng đúng với sản phẩm đã được công nhận Ocop

sản phẩm chè đặc sản đươc bày bán khá đa dạng
Sản phẩm chè đặc sản đươc bày bán khá đa dạng.

Ông Nguyễn Ngọc Lân - Giám đốc Công ty cổ phần Đất Việt Xanh (đơn vị được UBND tỉnh giao tổ chức trưng bày, bán sản phẩm) cho biết: Trong những dịp diễn ra sự kiện lớn có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Phú Thọ. Do đó, việc giới thiệu, bán sản phẩm Ocop sẽ tăng cường sự quảng bá, kết nối với người tiêu dùng và giúp người mua nhận diện được sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh việc tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trong dịp này còn giới thiệu, thực hiện đưa các sản phẩm Ocop lên sàn thương mại điện tử để người tiêu dùng có thể mua hàng thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Hữu Hồng - Giám đốc Hợp tác xã Chè xanh Phú Thịnh (xã Phú hộ, thị xã Phú Thọ) cho biết: HTX mang đến các sản phẩm chè sạch, được trồng, chăm sóc và chế biến đảm bảo nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Hy vọng các sản phẩm của chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngoài ra, các hoạt động phục vụ chương trình trưng bày rất đa dạng, giúp kết nối giữa cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với người tiêu dùng.

Sản phẩm được niêm yết giá và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ
Sản phẩm được niêm yết giá và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bà Hoàng Thị Thủy - du khách đến từ Ninh Bình chia sẻ: Tôi thực sự ấn tượng với các sản phẩm đặc trưng của địa phương tại điểm trưng bày, giới thiệu. Tôi đã chọn mua một số sản phẩm về sử dụng và làm quà tặng cho người thân.

Ông Hoàng Minh Đức: ở Mỹ Đình (thành phố Hà Nội) cho biết: Tôi thấy hàng hóa ở đây phong phú về chủng loại với chất lượng đảm bảo. Các sản phẩm đều có ghi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có niêm yết giá bán; đặc biệt người mua có thể trực tiếp dùng điện thoại truy xuất nơi sản xuất qua tem QR-Code trên sản phẩm và tham khảo giá giữa các cơ sở sản xuất. Ấn tượng nữa là an ninh trật tự rất tốt, cảnh quan đẹp, từ môi trường sạch sẽ đến các gian trưng bày sản phẩm.

Gạo là sản phẩm chủ lực trong chương trình Ocop của tỉnh (HTX Mỳ gạo Hùng Lô - thành phố Việt Trì)
Gạo là sản phẩm chủ lực trong chương trình Ocop của tỉnh (HTX Mỳ gạo Hùng Lô - thành phố Việt Trì).

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ: Việc lồng ghép giới thiệu, bán sản phẩm Ocop, sản phẩm nông sản đặc trưng gắn với không gian trưng bày, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch và tư vấn dịch vụ, tour tuyến du lịch Phú Thọ sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực của tỉnh. Đây cũng là hướng đi mà chúng tôi đang triển khai thực hiện. Sản phẩm Ocop sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch, từ đó thu hút du khách trong và ngoài nước.

Sản phẩm thịt chua của huyện Thanh Sơn hấp dẫn nhiều du khách
Sản phẩm thịt chua của huyện Thanh Sơn hấp dẫn nhiều du khách.

Đến nay, toàn tỉnh đã 78 sản phẩm, nhóm sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop cấp tỉnh (48 sản phẩm hạng 3 sao, 30 sản phẩm hạng 4 sao) của 46 chủ thể, trong đó có 12 chủ thể là doanh nghiệp; 26 chủ thể là HTX…

Khách hàng tham quan mua sắm tại các gian hangf trưng bày tại tuần lễ quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm Ocop gắn với du lịch Phú Thọ năm 2022
Khách hàng tham quan mua sắm tại các gian hangf trưng bày tại tuần lễ quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm Ocop gắn với du lịch Phú Thọ năm 2022. (Ảnh: baophutho.vn)

Việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc sản; hình thành vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn và là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới. Bên cạnh đó thúc đẩy mạnh mẽ truyền thông qua nhiều kênh để tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

 

Linh Tuệ