Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

QLTT Thanh Hóa: Quyết liệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 tác động nhiều mặt lên hoạt động thương mại. Tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, niêm yết giá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn diễn ra phức tạp.

QLTT Thanh Hóa: Quyết liệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảCục QLTT Thanh Hóa quyết liệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Hiện nay, nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Từ một khảo sát của Tổng cục Quản lý Thị trường, hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện tràn lan ở nhiều phân khúc, tại tất cả các ngành, len lỏi từ các cửa hàng tạp hóa, phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa… đến những thành phố lớn. Những sản phẩm kém chất lượng khi đến tay người tiêu dùng không những gây ra những hệ quả khôn lường đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu, hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường, chủ động phòng, chống dịch.

Với việc triển khai kịp thời, hiệu quả, 7 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường Thanh Hóa đã xử lý nhiều vụ việc nổi cộm về hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng. Đặc biệt, khi có dịch Covid-19, lực lượng này luôn tiên phong tuyến đầu trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết 20/7/2020, đơn vị đã thực hiện xử lý 1.571 vụ việc vi phạm, trong đó, chuyển 2 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự tới cơ quan chức năng thụ lý giải quyết, tổng số tiền xử phạt hành chính là hơn 4,1 tỷ đồng.

Dự báo trong thời gian tới hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn diễn biến phức tạp, khó lường. Để góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế - xã hội thời điểm cuối năm và dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu bùng phát trở lại, lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, lực lượng QLTT triển khai và hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2020 và các kế hoạch chuyên đề trong công tác về đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với công tác đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn; chú trọng rà soát, kiểm tra các mặt hàng thường bị nhâp lậu như: rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng,...

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, điểm chuyển phát nhanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đặc biệt, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và các ứng dụng số tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024
Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, việc thiếu điện - là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư...

Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet
Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet

Không ngừng mở rộng mạng bay, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Vietjet mở thêm đường bay thẳng kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng xinh đẹp Sydney, nâng tổng số đường bay kết nối giữa 2 nước Việt Nam – Australia lên 07 đường bay. Trăm nghìn vé 0 đồng (*) và loạt ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng thỏa sức khám phá khắp Australia chỉ có tại www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air với thời gian bay từ nay đến 31/10/2024 (**).

Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân
Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân

UBND Thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị để tổng hợp số liệu liên quan đến khả năng đấu thầu, đấu giá của 30 quận, huyện, thị xã từ nguồn thu từ đất… Các chuyên gia nhận định, đất đấu giá sẽ là sản phẩm dẫn dắt cho thị trường đất nền trong năm 2024.

Năm 2024, BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới và lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE
Năm 2024, BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới và lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE

BV Land dự kiến khởi công 3 dự án mới bao gồm Khu đô thị thương mại Bavella Green Park (TP. Bắc Giang), Toà nhà BV Diamond Hill Thái Nguyên và Khu đô thị thương mại Bavella Thanh Ba (Phú Thọ). Ngoài ra, BV Land cũng trình cổ đông về việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé

Tàu khu đoạn Huế - Đà Nẵng sẽ kết nối di sản miền Trung - hứa hẹn sẽ trở thành một trải nghiệm thú vị của du khách với nhiều dịch vụ mới, khác biệt...

Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp
Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, dự kiến từ 1/7/2025, ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp.