Tối 21/4, tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã diễn ra lễ khai mạc chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII – Thái Nguyên 2021.
Phát biểu tại chương trình, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết, để định hướng chung cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch 2021-2023, Việt Nam sẽ lấy du lịch nội địa làm trọng tâm khai thác. Do vậy, 6 tỉnh vùng Việt Bắc cần tiếp tục hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ hai chương trình kích cầu du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, đó là “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam - an toàn, hấp dẫn”.
Bên cạnh đó, các tỉnh Việt Bắc cần xác định việc phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và tạo được dấu ấn riêng, khác biệt so với các địa phương khác. Cùng với việc phát triển sản phẩm du lịch mới, cần tăng tính trải nghiệm cho du khách đối với những sản phẩm du lịch hiện có, phù hợp với nhu cầu thị trường trong bối cảnh bình thường mới. Đặc biệt, các tỉnh Việt Bắc cần đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, chú ý phát huy vai trò, hiệu quả liên kết vùng, liên kết giữa các thị trường, doanh nghiệp.
Tại lễ khai mạc, các đại biểu và đông đảo du khách đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Sắc màu Việt Bắc” với ba chương gồm: Thái Nguyên - Xứ trà huyền thoại; Việt Bắc - Miền di sản; Việt Bắc - Thái Nguyên vòng tay bè bạn, do chính các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp của 6 tỉnh Việt Bắc thể hiện.Chương trình diễn ra đến hết ngày 23/4. Cũng trong chương trình, tỉnh Thái Nguyên đã trao cờ đăng cai tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIII năm 2022 cho tỉnh Hà Giang.
Đây là hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch thường niên của 6 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Hội Du lịch cộng đồng; các công ty lữ hành du lịch cùng nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời có truyền thống giao lưu gắn kết tình cảm và phối hợp với nhau trong nhiều lĩnh vực, việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Việt Bắc có ý nghĩa quan trọng, là bước đi vững chắc trong việc thúc đẩy tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc. Việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Việt Bắc có ý nghĩa quan trọng, là bước đi vững chắc trong việc thúc đẩy tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc.
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các tỉnh, thu hút các nhà đầu tư đến liên kết, khai thác tiềm năng phát triển du lịch và thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên nói riêng, vùng Việt Bắc nói chung.
Theo kế hoạch, Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020, nhưng do dịch COVID-19 nên Chương trình đã được lùi lại vào năm 2021. Chương trình gồm các nội dung: khảo sát tuyến, điểm du lịch tại tỉnh Thái Nguyên; tọa đàm hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc; chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và trình diễn trang phục dân tộc; triển lãm ảnh giới thiệu, quảng bá du lịch 6 tỉnh Việt Bắc…
Thái Nguyên đệ nhất danh trà là một tỉnh Đông Bắc Bộ nằm tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi. Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng những điều kiện vô cùng phù hợp để phát triển canh tác nông - lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè. Chính vì lẽ đó, Thái Nguyên được ví là miền đất “Đệ nhất danh trà”.
Không chỉ được biết đến là thủ phủ của chè với hương vị khiến thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu nhấp môi, Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách bởi hàng loạt thắng cảnh tự nhiên cùng những di tích lịch sử vô cùng hấp dẫn du khách, như: Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK ở xã Phú Đình, thác bạc 7 tầng Khuôn Tát, di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà trong vắt, đèo De, đình Kha Sơn, chùa Mai Sơn, rừng Mấn, núi Hồng...
Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), …Với những nét độc đáo, đặc sắc về cảnh quan, lịch sử và văn hóa của vùng đất giàu truyền thống, Công viên địa chất toàn cầu…
Với Hà Giang, nổi bật là cao nguyên đá Đồng Văn trải dài diện tích gần 2.356 km² hùng vĩ, những cánh đồng hoa tam giác mạch bát ngát, những ruộng bậc thang lúa chín vàng. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng , phiên chợ tình Khau Vai diễn ra vào ngày 27/3 (âm lịch) hằng năm, cột cờ Lũng Cú – Điểm địa đầu của tổ quốc…
Xuôi về phía mam, tỉnh Tuyên Quang có 584 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Nơi đây từng là “Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở, làm việc trong kháng chiến…Tuyên Quang diễn ra “Lễ hội Thành Tuyên”. Lễ hội được nhân dân các dân tộc Tuyên Quang tổ chức với sự tham gia, đóng góp tự nguyện sức người, sức của làm nên những mô hình yêu thích, diễn diễu trên đường phố, trong đó đặc biệt là nhân dân thành phố Tuyên Quang.
Lạng Sơn, hẳn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nên thơ “sơn thuỷ hữu tình” của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Cùng với dòng sông Kỳ Cùng chảy ngược về phương Bắc nằm giữa lòng thành phố như một điểm nhấn ấn tượng là quần thể di tích Nhị - Tam Thanh - “Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng” và nổi tiếng hơn với biểu tượng về lòng chung thuỷ sắt son của người phụ nữ Việt Nam - nàng Tô Thị bồng con đứng ngóng chồng nơi ải Bắc, mà từ lâu đã tạc vào trong lòng mỗi người dân đất Việt bằng câu ca dao: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Bắc Kạn. Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Bắc Kạn có nhiều hang động, thác, hồ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nà Phoòng, thác Đầu Đẳng, thác Bản Vàng (huyện Ba Bể); động Nàng Tiên, thác Nà Đăng (huyện Na Rỳ); thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn); thác Khuổi Đeng (huyện Chợ Mới); thác Bạc, động Áng Toòng (Thành phố Bắc Kạn)... Đặc biệt, hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể là danh lam thắng cảnh đẹp được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1996…
Bắc Kạn còn có các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK (Bản Ca, Pù Cọ, Nà Quân, Nà Pậu, Khuổi Linh, đồi Khau Mạ...); di tích Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông, di tích chiến thắng Đèo Giàng (huyện Bạch Thông, du lịch Ba Bể - Bắc Kạn...
Qua những phác họa trên, phóng viên có thể phác họa giới thiệu về các điểm du lịch hấp dẫn tại vùng đất đầy tiềm năng du lịch này. Hãy thử một lần đến đây và cùng khám phá vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người nơi vùng cao Việt Bắc.
Hoàng Thiệp