Quân chủng Hải quân tập trung các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ nhân dân
Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quân chủng Hải quân cần thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Hải quân trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Sáng 7/6, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân. Cùng đi với Chủ tịch nước có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định; triển khai lực lượng, phương tiện hiệp đồng chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư thực nghiêm Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU.
Quân chủng Hải quân đã làm tốt công tác huấn luyện tiếp nhận, khai thác sử dụng và làm chủ thiết bị kỹ thuật mới, tổ chức kiểm tra bắn đạn thật các loại vũ khí đạt kết quả tốt và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Cùng với đó, Quân chủng làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo xa; thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” gắn với hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”…Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân chủng Hải quân. Chủ tịch nước cũng gửi lời chúc tới các cán bộ trong Đảng ủy, Bộ Tư lệnh cùng toàn thể tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sỹ Quân chủng Hải quân lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Chủ tịch nước nêu rõ, Hải quân nhân dân Việt Nam là bộ phận quan trọng trong lực lượng vũ trang nhân dân, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 69 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân chủng Hải quân được tôi luyện và ngày càng lớn mạnh.
Chủ tịch nước cho biết, trong các giai đoạn cách mạng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân luôn kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Quân đội.
Nhấn mạnh những chiến công xuất sắc của Quân chủng Hải quân đã đi vào lịch sử dân tộc, tô thắm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Chủ tịch nước nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đứng trước những thuận lợi rất cơ bản, đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, quyết liệt, Biển Đông đã trở thành "điểm nóng" ở khu vực.
Cùng với diễn biến phức tạp của các vấn đề an ninh phi truyền thống, những phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại đặt ra yệu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị Quân chủng Hải quân cần thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Hải quân trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chủ tịch nước đề nghị Quân chủng Hải quân tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 44 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là những tư duy, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc; quán triệt sâu sắc quan điểm "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước"; luôn nêu cao cảnh giác, nhận thức rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nhạy bén, sắc sảo trong nắm bắt và giải quyết vấn đề mới phát sinh; kiên quyết, kiên trì trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân chủng trước hết hiện đại về con người với phương châm "người trước - súng sau"; hiện đại về phương thức, cách thức tác chiến. Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, trên các môi trường: trên không, trên bộ, trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển và môi trường điện từ, thủy âm.
Trong đó phải bảo đảm kết hợp nhuần nhuyễn giữa vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến hải quân của cha ông ta với nghệ thuật toàn dân đánh giặc, "lấy nhỏ đánh lớn", "lấy ít địch nhiều", đánh địch bằng "mưu, kế, thế, thời" như lời Bác Hồ dạy "Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, nhưng không được quên những truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên chúng ta”.
Chủ tịch nước yêu cầu Quân chủng Hải quân cần kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ chủ quyền với phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân trên biển vững chắc và tạo thế trận liên hoàn bờ-biển-đảo, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Trong đó tập trung chú trọng đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện đồng bộ, hiện đại, lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Đồng thời triển khai hiệu quả các hoạt động có ưu thế như dịch vụ cảng biển, vận tải biển, khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...; bảo vệ các hoạt động dầu khí, hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ta trên biển.
Trong đó, hoạt động kinh tế biển gắn với đẩy mạnh phối hợp xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ biển vững mạnh; có phương án sẵn sàng động viên, huy động tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, "thế trận lòng dân" trên biển ngày càng vững chắc.
Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quân chủng tập trung các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ nhân dân; tăng cường hợp tác quốc tế của Hải quân, nhất là hợp tác quốc tế trên biển, thực thi luật pháp quốc tế trên biển gắn với nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển.
Cùng với đó, Quân chủng Hải quân tập trung tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các vùng biển; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm; Làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ, giúp đỡ ngư dân, nhất là trên các vùng biển, đảo xa bờ, vùng biển giáp ranh với các nước vươn đến tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn quốc tế; gắn hợp tác quốc tế trên biển, thực thi pháp luật quốc tế trên biển với các hoạt động khoa học, môi trường, tìm kiếm giải pháp toàn diện, lâu dài để xây dựng lòng tin, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Nhân hưởng ứng ngày Đại dương thế giới, Chủ tịch nước đề nghị Quân chủng có các hình thức tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền gắn với phát triển kinh tế biển, đảo; tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại; khẳng định tiềm lực, ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.
Trước đó, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dâng hương tại Phòng thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; trồng cây lưu niệm; kiểm tra lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu qua hệ thống Vinasat tại đảo Trường Sa, nhà giàn DK-I trên thềm lục địa phía Nam, tàu trực trên vùng biển Tây Nam.
Theo VOV.vn
Tin mới
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, vào hồi, 15h30, ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3
Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
Ngày 8/9, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ có thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), thời gian dự kiến xả lũ từ 19 giờ 00 phút, ngày 8/9/2024.
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam