Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý điều chỉnh quy hoạch chưa nghiêm khiến đô thị có nhiều “đất” méo mó

Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Đỗ Viết Chiến chia sẻ tại Toạ đàm truyền thông “Phát triển các khu đô thị: Thực trạng và xu hướng mới”, do BizLIVE tổ chức chiều 18/7/2019: “Luật pháp không cấm các dự án điều chỉnh quy hoạch, song việc điều chỉnh đó phải đúng luật và đảm bảo cân đối giữa mật độ cư dân và cơ sở hạ tầng”.

Khu đô thị Linh Đàm hiện tại khác xa với quy hoạch

Ông Chiến chính là một trong những người được coi là “cha đẻ” của đồ án quy hoạch Khu đô thị Linh Đàm. Ông Chiến đã rất buồn trước thực trạng hiện nay của khu đô thị, sau 20 năm nhìn lại.

Theo ông Chiến, Linh Đàm có thể coi như "tác phẩm đầu tay" của ông trong những ngày đầu tiên khi về Hà Nội công tác đầu thập niên 1990. Ông xem đó như đứa con tinh thần, gửi gắm rất nhiều tâm huyết vào dự án này.

Thời đó, tên gọi ban đầu của Khu đô thị Linh Đàm là khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở. Trong đó, ý tưởng chính mà ông muốn triển khai ở đây là khu dịch vụ tổng hợp nhằm kiến tạo nên một khu vui chơi giải trí quy mô, phục vụ người dân phía Nam Hà Nội.

Cũng trong quy hoạch ban đầu ấy, khu Linh Đàm chỉ đáp ứng một lượng rất nhỏ cư dân về sinh sống. Dự án có quy mô gần 200 ha, giải pháp quy hoạch, kiến trúc của khu đô thị là khoảng 50% mặt nước và hệ thống mật độ công viên cây xanh rất cao, 13 m2/người.

Cũng chính dự án hồ Linh Đàm sau đó đã được giải thưởng kiến trúc quốc gia và giải thưởng Thăng Long của Hà Nội. Linh Đàm là một trong 2 khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô, được Bộ Xây dựng công nhận.

“Một tác phẩm kiến trúc dù nhỏ nhất cũng là niềm tự hào, một tác phẩm để đời, trong khi đó Linh Đàm lại là một khu đô thị lớn. Vậy mà chỉ sau vài chục năm đã không còn nhìn ra hình hài. Đây chính là thực trạng rất đáng buồn đối với một khu đô thị", ông Chiến chia sẻ.

Theo vị chuyên gia này, những thay đổi về mục đích sử dụng đất, sự thiếu đầu tư hạ tầng, dịch vụ và tiện ích cùng với việc gia tăng dân số gấp nhiều lần so với quy hoạch đã “băm nát” khu đô thị Linh Đàm. Từ một khu đô thị kiểu mẫu, Linh Đàm giờ đây méo mó, biến dạng. Đến nay, chỉ riêng một miếng đất nhỏ cũng có đến 12 toà tháp, dân số từ vài nghìn người đã lên tới hàng vạn người gây phá vỡ quy hoạch trầm trọng.

Quản lý điều chỉnh quy hoạch chưa nghiêm khiến đô thị có nhiều “đất” méo mó - Hình 1

Toàn cảnh Toạ đàm truyền thông “Phát triển các khu đô thị: Thực trạng và xu hướng mới” do BizLIVE tổ chức

Càng đáng buồn hơn, khi Linh Đàm chỉ là một ví dụ mà còn rất nhiều khu đô thị khác rơi vào tình trạng này. Nhiều đô thị lớn của cả nước cũng đang trong hoàn cảnh tương tự, vấn đề của Linh Đàm đang phổ biến tại nhiều khu đô thị khắp cả nước.

Trong khi đó, lỗi không phải do các nhà quy hoạch ban đầu, mà do khâu quản lý quy hoạch và phát triển dự án. Định hướng quy hoạch ban đầu rất tốt, nhưng sau nhiều lần điều chỉnh, quy hoạch đô thị đã bị "băm nát", quá tải.

Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị nhấn mạnh, luật pháp không cấm việc điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch phát triển của một dự án luôn mang tính dự báo và định hướng. Sau một thời gian nhất định, nếu thấy không còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đòi hỏi của cư dân, chủ đầu tư có thể xin điều chỉnh lại cho phù hợp.

Tuy nhiên, việc điều quy hoạch chỉnh cần tuân thủ chặt chẽ hai nguyên tắc là đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật và việc điều chỉnh phải đi kèm với hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội của dự án. Trong khi đó, nhiều dự án hiện nay lại đang điều chỉnh quy hoạch theo hướng nhồi thêm nhà cao tầng vào khu đô thị, cắt bớt tiện ích của cư dân gây phá vỡ quy hoạch ban đầu.

Điều chỉnh quy hoạch: Quản lý phải nghiêm

Trước thực trạng phát triển đô thị của Việt Nam hiện nay, tại Tọa đàm “Phát triển các khu đô thị: Thực trạng và xu hướng mới”, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, theo tổng kết của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), các khu đô thị mới thường được phát triển dưới dạng đô thị xanh, đô thị sinh thái và đô thị thông minh, song trên thực tế hầu hết các khu đô thị đều chỉ tập trung vào xây dựng nhà ở để bán.

Bên cạnh đó, một nhược điểm lớn của các khu đô thị tại Việt Nam hiện nay là chất lượng đô thị không cao. Cụ thể như việc mất cân đối giữa dân số và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường. Các nhà đầu tư luôn hướng theo việc tạo không gian ở nhiều nhất để kiếm lợi ích từ kinh doanh, trong khi lại giảm nhiều nhất các tiện ích cho hạ tầng, không gian công cộng.

Các hạng mục phục vụ tiện ích của cư dân có thể do các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy hoạch cho cắt xén nhưng cũng có thể do nhà đầu tư tự cắt xén để thay đổi quy hoạch, xây thêm nhà cao tầng nhằm mục đích lợi nhuận.

Về giải pháp cho các khu đô thị này, theo ông Võ, trong trường hợp nhà đầu tư đã hoàn thiện dự án và đi rồi thì chính quyền địa phương phải đưa ra các biện pháp khắc phục như tự bố trí kinh phí để đầu tư nhà trẻ, bệnh viện, công viên. Chính quyền phải điều chỉnh quy hoạch lần nữa, các tiện ích đã bị cắt xén rồi thì phải bổ sung lại cho cư dân, lấy kinh phí địa phương xây dựng.

Còn nếu nhà đầu tư còn ở đó và đang tiếp tục xây dựng dự án thì chính quyền phải có giải pháp để bắt nhà đầu tư xây dựng thêm các hạng mục tiện ích, không gian công cộng cho cư dân. Không có chuyện chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước chịu "thua" nhà đầu tư, để cho nhà đầu tư mặc sức thay đổi quy hoạch sai phép.

Mặt khác, ông Võ cũng nhấn mạnh, vấn đề phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch là hai vấn đề hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý, giám sát nghiêm việc thực hiện đúng quy hoạch của dự án. Trong trường hợp dự án buộc phải điều chỉnh, chủ đầu tư phải đảm bảo quy hoạch đó phải theo hướng có lợi cho người dân trong khu đô thị, có lợi cho sự phát triển chung của dự án, cộng đồng dân cư. Tránh việc nhiều nhà đầu tư vẫn tự ý điều chỉnh quy hoạch theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, đẩy người dân vào khó khăn, bức xúc.

Đồng thời, ông Võ cho rằng, các cơ quan quản lý phải công khai thông tin quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch trên trang thông tin điện tử để mọi người dân đểu được biết và nêu quan điểm, cho ý kiến về quy hoạch được sửa đổi.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.