Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quốc hội đề nghị làm rõ quản lý nhà nước về cấp phép, phân loại phim

Sáng 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Việc ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) là cần thiết. Lý do là bởi Luật Điện ảnh hiện hành sau 14 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển điện ảnh Việt Nam, đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung, cụ thể là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác, không thể hiện được đặc thù của điện ảnh nên không khả thi.

Cụ thể, một số vấn đề mới phát sinh cần bổ sung vào Luật Điện ảnh là công nghiệp điện ảnh, thị trường điện ảnh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong các khâu sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim; quản lý nội dung phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng và tại địa điểm công cộng; quy định về phân loại và hiển thị mức phân loại, cảnh báo nội dung phim; cơ chế thu hút, khuyến khích sản xuất, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam; quy định cụ thể về phân cấp quản lý hoạt động điện ảnh; hoạt động xúc tiến, quảng bá phim thông qua việc tổ chức các liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim, giải thưởng điện ảnh Việt Nam, quốc tế trong và ngoài nước cùng chính sách tăng cường xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp\

Bên cạnh đó, một số quy định tại Luật Điện ảnh hiện hành chưa theo kịp, phù hợp với các luật hiện hành của Việt Nam và cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động điện ảnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự thảo Luật Điện ảnh phù hợp với 4 chính sách đề xuất trong đề nghị xây dựng luật đã được Chính phủ thông qua là tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật.

Dự thảo Luật Điện ảnh gồm gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.

Dự thảo Luật Điện ảnh loại bỏ nộ dung "phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện” vì dự thảo luật quy định điều kiện chung để tiến hành các hoạt động phát hành phim cần tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, phim xuất khẩu phải có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng, phim nhập khẩu phim phải đảm bảo không vi phạm khoản 1 Điều 10. Do vậy, quy định điều kiện kinh doanh đối với phát hành phim là không cần thiết đồng thời việc bỏ điều kiện sẽ khuyến khích lĩnh vực phát hành phim phát triển.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện ảnh như các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Việc sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn  năm thi hành Luật Điện ảnh năm 2006, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường điện ảnh.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa cho rằng, cơ quan soạn thảo luật cần làm rõ quản lý nhà nước về điện ảnh, thẩm quyền cấp phép phân loại phim; Hội đồng thẩm định và phân loại phim; tiêu chí phân loại phim theo hướng cụ thể, rõ ràng; trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; lưu chiểu, lưu trữ phim; và một số vấn đề khác.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận một số vấn đề: Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh; quản lý nhà nước về đQiện ảnh (cấp phép phân loại phim, phân loại phim, trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh); những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh; sản xuất, phát hành, phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh. Cùng với đó, có 3 vấn đề trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội là sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng; quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.

Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Lào Cai xuất hiện dông lốc, mưa đá trong đêm
Lào Cai xuất hiện dông lốc, mưa đá trong đêm

Đêm 5/5, nhiều địa phương tại Lào Cai bất ngờ xuất hiện mưa lớn kèm theo dông lốc, sấm sét. Đặc biệt, có những nơi xuất hiện mưa đá, với cường độ từ trung bình đến dày đặc.

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Gần đến ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều tờ báo lớn của Argentina tiếp tục đăng bài viết khẳng định chiến thắng này không chỉ ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam mà còn làm thay đổi cục diện thế giới, đồng thời cho rằng thắng lợi đó được bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hãng xe sang Cadillac sẽ có danh mục sản phẩm toàn xe điện vào năm 2030
Hãng xe sang Cadillac sẽ có danh mục sản phẩm toàn xe điện vào năm 2030

Mới đây tại một sự kiện truyền thông, Phó Chủ tịch của Cadillac toàn cầu, ông John Roth cho biết, xe điện và xe động cơ đốt trong sẽ cùng tồn tại trong danh mục sản phẩm của hãng thêm nhiều năm nữa, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Phòng vệ thương mại: Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc
Phòng vệ thương mại: Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp hàng hóa lớn trên thế giới. Song, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, cũng có xu hướng gia tăng, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp.

Ngày 7/5, Việt Nam đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Liên Hợp quốc
Ngày 7/5, Việt Nam đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Liên Hợp quốc

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Bộ đội biên phòng Tây Ninh bảo đảm an ninh, bình yên miền biên giới
Bộ đội biên phòng Tây Ninh bảo đảm an ninh, bình yên miền biên giới

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã chủ động phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.